BTC V-League nhận phần tốt, phần không tốt là do... CLB
(Dân trí) - Trong phần đánh giá của trưởng BTC V-League Nguyễn Minh Ngọc về giai đoạn đã qua của mùa giải, có nhiều mặt tốt và dĩ nhiên có cả những mặt chưa tốt. Điều đáng chú ý nằm ở chỗ, những mặt tốt, dường như toàn là công của BTC.
Ví dụ như mặt tốt gồm công tác tổ chức, điều hành được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, có nhiều nét mới trong công tác triển khai nghi thức trận đấu, tạo hiệu ứng đẹp về hình ảnh giải đấu văn minh...
Rồi nào là công tác an ninh, an toàn được đảm bảo tốt, chú trọng đến hoạt động hỗ trợ các hội CĐV, hỗ trợ các CLB trong việc xây dựng các hội CĐV chuyên nghiệp…
Riêng về mặt chưa được, người ta thấy hầu hết là trách nhiệm của CLB: BTC lưu ý các CLB chú trọng giáo dục cầu thủ thi đấu tích cực, tôn trọng cầu thủ đội bạn, nghiêm túc chấp hành luật, chấp hành đầy đủ các quy định của quy chế, điều lệ giải và tuyệt đối tuân thủ các quyết định của trọng tài. BTC yêu cầu các CLB chú trọng trong việc đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho thi đấu, đảm bảo các công tác an ninh an toàn
Như vậy, hóa ra, chuyện V-League cực kỳ thiếu cạnh tranh, giải đấu mà ngoại trừ B.Bình Dương, không có đội nào thật sự là ứng cử viên vô địch, giải đấu mà 14 đội đá chỉ có 1 đội rớt hạng không phải là lỗi của BTC giải.
Hóa ra, những tranh cãi về hợp đồng, về năng lực tài chính của nhiều đội bóng ở V-League 2015, hoặc về chất lượng chuyên môn của V-League không cao… cũng không phải là trách nhiệm của BTC.
Và hóa ra, BTC giải chỉ việc tổ chức, điều hành giải nghiêm túc theo cách họ tự nhận xét, còn chuyện thành công hay không thành công, lại là chuyện… khách quan.
Vấn đề là BTC V-League cực kỳ mâu thuẫn họ tự đánh giá đã đảm bảo công tác an ninh an toàn (ở phần tự nhận xét các mặt được), nhưng lại báo cáo tiếp rằng vẫn còn tình trạng khán giả tràn xuống sân, tình trạng đốt pháo sáng. Thử hỏi, khán giả tràn cả vào bên trong sân (như trận HA Gia Lai – Khánh Hòa ở vòng 1 trên sân Pleiku) thì cầu thủ có cảm giác an toàn hay không? Rồi pháo sáng có thể lọt vào bên trong sân, thì công tác an ninh có nên gọi là được đảm bảo?
BTC V-League mâu thuẫn ở chỗ họ yêu cầu các CLB giáo dục cầu thủ tuân thủ luật, điều lệ giải, quy chế, nhưng bản thân họ có thật sự đã tuân thủ những điều này hay chưa?
Chẳng phải người ta từng thấy cảnh khi HA Gia Lai vùng vằng đòi bỏ giải U19 quốc gia, việc đầu tiên mà những người quản lý bóng đá nội làm là thay vì phạt Gỗ, họ lại quay sang… sửa quy chế, để cả làng đều thoát án phạt đó chăng? Giữ luật trong tay mà sẵn sàng lách luật thì đòi hỏi cấp dưới tuân thủ luật thế nào được?! Trong khi BTC V-League hoàn toàn không có ý kiến và ôn tồn xem như họ đứng ngoài chuyện này.
BTC V-League yêu cầu các đội bóng phải tuyệt đối tuân thủ quyết định của trọng tài, nhưng không nói rõ họ có giải pháp nào khả thi để hạn chế sai sót của trọng tài hay không? Trong khi rất nhiều những sai sót trong số ấy có thể ảnh hưởng đến vận mệnh của các đội bóng, của nhiều con người trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng trước mắt.
Thành ra, có cảm giác giải đấu thì cứ được người của VPF tổ chức, còn chuyện thành công hay không thành công, đều tại khách quan cả. Riêng “quả bóng trách nhiệm” thì đang chạy lòng vòng!
Rồi nào là công tác an ninh, an toàn được đảm bảo tốt, chú trọng đến hoạt động hỗ trợ các hội CĐV, hỗ trợ các CLB trong việc xây dựng các hội CĐV chuyên nghiệp…
Riêng về mặt chưa được, người ta thấy hầu hết là trách nhiệm của CLB: BTC lưu ý các CLB chú trọng giáo dục cầu thủ thi đấu tích cực, tôn trọng cầu thủ đội bạn, nghiêm túc chấp hành luật, chấp hành đầy đủ các quy định của quy chế, điều lệ giải và tuyệt đối tuân thủ các quyết định của trọng tài. BTC yêu cầu các CLB chú trọng trong việc đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho thi đấu, đảm bảo các công tác an ninh an toàn
V-League cực kỳ thiếu tính cạnh tranh khi chỉ có 1 suất rớt hạng và 1 ứng viên vô địch thực thụ là B.Bình Dương (ảnh: Anh Hải)
Như vậy, hóa ra, chuyện V-League cực kỳ thiếu cạnh tranh, giải đấu mà ngoại trừ B.Bình Dương, không có đội nào thật sự là ứng cử viên vô địch, giải đấu mà 14 đội đá chỉ có 1 đội rớt hạng không phải là lỗi của BTC giải.
Hóa ra, những tranh cãi về hợp đồng, về năng lực tài chính của nhiều đội bóng ở V-League 2015, hoặc về chất lượng chuyên môn của V-League không cao… cũng không phải là trách nhiệm của BTC.
Và hóa ra, BTC giải chỉ việc tổ chức, điều hành giải nghiêm túc theo cách họ tự nhận xét, còn chuyện thành công hay không thành công, lại là chuyện… khách quan.
Vấn đề là BTC V-League cực kỳ mâu thuẫn họ tự đánh giá đã đảm bảo công tác an ninh an toàn (ở phần tự nhận xét các mặt được), nhưng lại báo cáo tiếp rằng vẫn còn tình trạng khán giả tràn xuống sân, tình trạng đốt pháo sáng. Thử hỏi, khán giả tràn cả vào bên trong sân (như trận HA Gia Lai – Khánh Hòa ở vòng 1 trên sân Pleiku) thì cầu thủ có cảm giác an toàn hay không? Rồi pháo sáng có thể lọt vào bên trong sân, thì công tác an ninh có nên gọi là được đảm bảo?
BTC V-League mâu thuẫn ở chỗ họ yêu cầu các CLB giáo dục cầu thủ tuân thủ luật, điều lệ giải, quy chế, nhưng bản thân họ có thật sự đã tuân thủ những điều này hay chưa?
Chẳng phải người ta từng thấy cảnh khi HA Gia Lai vùng vằng đòi bỏ giải U19 quốc gia, việc đầu tiên mà những người quản lý bóng đá nội làm là thay vì phạt Gỗ, họ lại quay sang… sửa quy chế, để cả làng đều thoát án phạt đó chăng? Giữ luật trong tay mà sẵn sàng lách luật thì đòi hỏi cấp dưới tuân thủ luật thế nào được?! Trong khi BTC V-League hoàn toàn không có ý kiến và ôn tồn xem như họ đứng ngoài chuyện này.
BTC V-League yêu cầu các đội bóng phải tuyệt đối tuân thủ quyết định của trọng tài, nhưng không nói rõ họ có giải pháp nào khả thi để hạn chế sai sót của trọng tài hay không? Trong khi rất nhiều những sai sót trong số ấy có thể ảnh hưởng đến vận mệnh của các đội bóng, của nhiều con người trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng trước mắt.
Thành ra, có cảm giác giải đấu thì cứ được người của VPF tổ chức, còn chuyện thành công hay không thành công, đều tại khách quan cả. Riêng “quả bóng trách nhiệm” thì đang chạy lòng vòng!
Kim Điền