Bóng đá Việt Nam: Chẳng lẽ ai làm HLV cũng được?
(Dân trí) - CLB Hải Phòng bất ngờ chọn ông Dylan Kerr làm HLV. Vấn đề là lâu nay ông Kerr chỉ chuyên trách thể lực và dinh dưỡng. Điều đó một lần nữa phản ánh rằng trong bóng đá Việt Nam mấy năm qua, dường như người ta chưa coi trọng công tác… chuyên môn.
Việc CLB bóng đá Hải Phòng chọn HLV Dylan Kerr thế chỗ HLV Hoàng Anh Tuấn là một bất ngờ lớn, thậm chí có thể coi là sự kiện hài hước, bởi trước giờ vị HLV người Anh này chỉ được biết đến với tư cách chuyên gia về thể lực và dinh dưỡng.
Không thể có chuyện một người chuyên trách về thể lực là HLV mạnh về chuyên môn, bởi việc chỉ lo môt khâu chuyên biệt khác rất xa với việc lên giáo án tổng thể, quản lý đội bóng tổng thể. Chưa nói đến phương pháp trị quân và khả năng đọc trận đấu cũng là vấn đề, có nhanh như dân chuyên môn đúng nghĩa hay không cần được tính đến.
Nếu một chuyên gia chuyên về thể lực và dinh dưỡng cũng ngồi ở ghế HLV trưởng được thì đúng là trong bóng đá Việt Nam, làm HLV bóng đá, thậm chí làm HLV bóng đá đỉnh cao ở sân chơi hàng đầu quốc gia là V-League hóa ra dễ thật.
Giật mình khi thấy rằng câu chuyện lãnh đạo một CLB bốc… đại vị nào đó, rồi ấn vào vị trí HLV trưởng là chuyện trước giờ không hiếm trong bóng đá nội.
Nó cho thấy một thực tế là với khá nhiều vị đang quản lý các CLB bóng đá, hay thậm chí là với không ít ông bầu bóng đá, ai làm… HLV cũng được.
Có lẽ bầu Đức trước đây từng nghĩ rằng HA Gia Lai của ông không cần HLV giỏi, chỉ cần có nhiều cầu thủ giỏi và chịu đá. Thế nên mới có chuyện ông Đức ấn Kiatisuk lúc ấy vẫn còn đang đá bóng vào ghế HLV kiêm cầu thủ, rồi chọn Dusit không lâu sau đó, dù lúc ấy chưa người nào trong số họ sẵn sàng làm “tướng”.
Cho đến khi HLV Choi Yoon Gyum xuất hiện, bầu Đức mới dần thay đổi quan điểm của mình. Nhìn cách ông Đức xây dựng đội hình của HA Gia Lai bây giờ khác rất xa so với thời ông mới làm bóng đá.
Ông Đức bây giờ chú tâm vào việc ổn định đội hình, thay vì cứ mỗi mùa mỗi kiếm ngôi sao, rồi nhét dàn sao ấy vào tay dạng HLV chưa đủ khả năng ngồi trong khu kỹ thuật.
Sau bầu Đức đến bầu Kiên từng chọn một “cò” cầu thủ là Mauricio Luis làm HLV trưởng, bởi có thể là với ông Kiên thì HLV nào cũng… như nhau.
Cũng vì không đánh giá cao những người làm chuyên môn mà từ dạng ông bầu vốn làm bóng đá lâu năm như bầu Kiên, bầu Đức, cho đến những ông bầu thuộc thế hệ tiếp sau kiểu bầu Trường, hay các ông chủ ở B.Bình Dương đều khoái thay HLV như thay áo.
Với họ, hầu như không hề có sự kiên nhẫn đối với dân chuyên môn, cứ thua vài trận là thay và cứ sa thải người này lại tiếp tục dựng người khác lên. Họ thiếu hẳn tính chiến lược trong công tác chọn người làm chuyên môn.
Nếu những người làm bóng đá, những người đóng vai trò là ông chủ đánh giá đúng tầm quan trọng của dân chuyên môn thì có lẽ không đến lượt HLV Hoàng Văn Phúc nắm đội tuyển quốc gia và đội tuyển U23 quốc gia.
Kỳ thực làm HLV trưởng của các đội bóng chuyên nghiệp không dễ đến vậy và ghế HLV không phải là nơi ai muốn ngồi cũng được. Không có thành công nào đến trong ngày một ngày hai, và cũng chẳng có thành công nào đến từ chuyện tính toán sơ sài vài nước đi rồi đặt đại một HLV nào đó vào khu kỹ thuật là hoàn thiện ngay được!
Về khoản này thì ở Việt Nam, có lẽ chỉ có bầu Hiển là biết nhìn người và biết tôn trọng giới chuyên môn nhất. Ông Hiển biết đâu là HLV phù hợp với mỗi đội bóng của ông, và khi đã chọn thì ông Hiển luôn dành sự kiên nhẫn tối đa cho những nhà chuyên môn mà ông đã chọn mặt gửi vàng.
Nhờ thế mà ông Hiển chính là ông bầu bóng đá thành công nhất nước hiện nay, dù ông đi sau khá nhiều ông bầu khác.
Tiếc rằng ở Việt Nam không có nhiều ông chủ biết nhìn người như bầu Hiển, xét cả ở cấp độ những người đang sở hữu từng CLB cho đến cấp quản lý của liên đoàn bóng đá quốc gia.
Và cũng vì những người làm công tác quản lý, những người đóng vai trò là ông chủ không đánh giá đúng, thậm chí không xem trọng giới chuyên môn, nên bóng đá ở ta bây giờ biến tướng và xuống dốc thê thảm như thế này đây!
Không thể có chuyện một người chuyên trách về thể lực là HLV mạnh về chuyên môn, bởi việc chỉ lo môt khâu chuyên biệt khác rất xa với việc lên giáo án tổng thể, quản lý đội bóng tổng thể. Chưa nói đến phương pháp trị quân và khả năng đọc trận đấu cũng là vấn đề, có nhanh như dân chuyên môn đúng nghĩa hay không cần được tính đến.
Nếu một chuyên gia chuyên về thể lực và dinh dưỡng cũng ngồi ở ghế HLV trưởng được thì đúng là trong bóng đá Việt Nam, làm HLV bóng đá, thậm chí làm HLV bóng đá đỉnh cao ở sân chơi hàng đầu quốc gia là V-League hóa ra dễ thật.
Giật mình khi thấy rằng câu chuyện lãnh đạo một CLB bốc… đại vị nào đó, rồi ấn vào vị trí HLV trưởng là chuyện trước giờ không hiếm trong bóng đá nội.
Chuyện một chuyên gia thể lực như ông Dylan Kerr làm HLV trưởng của một CLB chuyên nghiệp có lẽ chỉ có trong bóng đá Việt Nam
Nó cho thấy một thực tế là với khá nhiều vị đang quản lý các CLB bóng đá, hay thậm chí là với không ít ông bầu bóng đá, ai làm… HLV cũng được.
Có lẽ bầu Đức trước đây từng nghĩ rằng HA Gia Lai của ông không cần HLV giỏi, chỉ cần có nhiều cầu thủ giỏi và chịu đá. Thế nên mới có chuyện ông Đức ấn Kiatisuk lúc ấy vẫn còn đang đá bóng vào ghế HLV kiêm cầu thủ, rồi chọn Dusit không lâu sau đó, dù lúc ấy chưa người nào trong số họ sẵn sàng làm “tướng”.
Cho đến khi HLV Choi Yoon Gyum xuất hiện, bầu Đức mới dần thay đổi quan điểm của mình. Nhìn cách ông Đức xây dựng đội hình của HA Gia Lai bây giờ khác rất xa so với thời ông mới làm bóng đá.
Ông Đức bây giờ chú tâm vào việc ổn định đội hình, thay vì cứ mỗi mùa mỗi kiếm ngôi sao, rồi nhét dàn sao ấy vào tay dạng HLV chưa đủ khả năng ngồi trong khu kỹ thuật.
Sau bầu Đức đến bầu Kiên từng chọn một “cò” cầu thủ là Mauricio Luis làm HLV trưởng, bởi có thể là với ông Kiên thì HLV nào cũng… như nhau.
Cũng vì không đánh giá cao những người làm chuyên môn mà từ dạng ông bầu vốn làm bóng đá lâu năm như bầu Kiên, bầu Đức, cho đến những ông bầu thuộc thế hệ tiếp sau kiểu bầu Trường, hay các ông chủ ở B.Bình Dương đều khoái thay HLV như thay áo.
Với họ, hầu như không hề có sự kiên nhẫn đối với dân chuyên môn, cứ thua vài trận là thay và cứ sa thải người này lại tiếp tục dựng người khác lên. Họ thiếu hẳn tính chiến lược trong công tác chọn người làm chuyên môn.
Nếu những người làm bóng đá, những người đóng vai trò là ông chủ đánh giá đúng tầm quan trọng của dân chuyên môn thì có lẽ không đến lượt HLV Hoàng Văn Phúc nắm đội tuyển quốc gia và đội tuyển U23 quốc gia.
Kỳ thực làm HLV trưởng của các đội bóng chuyên nghiệp không dễ đến vậy và ghế HLV không phải là nơi ai muốn ngồi cũng được. Không có thành công nào đến trong ngày một ngày hai, và cũng chẳng có thành công nào đến từ chuyện tính toán sơ sài vài nước đi rồi đặt đại một HLV nào đó vào khu kỹ thuật là hoàn thiện ngay được!
Về khoản này thì ở Việt Nam, có lẽ chỉ có bầu Hiển là biết nhìn người và biết tôn trọng giới chuyên môn nhất. Ông Hiển biết đâu là HLV phù hợp với mỗi đội bóng của ông, và khi đã chọn thì ông Hiển luôn dành sự kiên nhẫn tối đa cho những nhà chuyên môn mà ông đã chọn mặt gửi vàng.
Nhờ thế mà ông Hiển chính là ông bầu bóng đá thành công nhất nước hiện nay, dù ông đi sau khá nhiều ông bầu khác.
Tiếc rằng ở Việt Nam không có nhiều ông chủ biết nhìn người như bầu Hiển, xét cả ở cấp độ những người đang sở hữu từng CLB cho đến cấp quản lý của liên đoàn bóng đá quốc gia.
Và cũng vì những người làm công tác quản lý, những người đóng vai trò là ông chủ không đánh giá đúng, thậm chí không xem trọng giới chuyên môn, nên bóng đá ở ta bây giờ biến tướng và xuống dốc thê thảm như thế này đây!
Trọng Vũ