B.Bình Dương và sứ mệnh phải vô địch
(Dân trí) - Với mức độ đầu tư và với những gì mà người Bình Dương thực hiện trong thời gian qua, có thể ngầm hiểm rằng, nếu B.Bình Dương đứng ở bất cứ vị trí nào khác, không phải là vị trí số 1 V-League 2014, thì đấy đều là thất bại rất lớn…
Dàn cầu thủ hạng sang trong bối cảnh kinh tế khó khăn
Bất chấp kinh tế khó khăn, bất chấp chính sách thắt lưng buộc bụng của phần còn lại của làng cầu trong nước, B.Bình Dương vẫn thực hiện chiến dịch mua sắm cực kỳ rầm rộ cho mùa giải 2014.
Không có con số cụ thể, cũng chẳng có lời xác nhận chính thức nào được công bố, nhưng số tiền mà đội bóng đất Thủ Dầu bỏ ra để đưa hàng loạt ngôi sao về với đất Bình Dương chắc chắn không dưới vài chục tỷ đồng.
Điều đáng chú ý ở chỗ không cầu thủ nào trong số những bản hợp đồng mới của B.Bình Dương là dạng cầu thủ vô danh. Đấy là bộ đôi tấn công từng nổi đình nổi đám cùng XM Xuân Thành Sài Gòn trong khoảng 2 năm qua gồm Suleiman và Moses.
Đấy là những Mai Tiến Thành và Đặng Văn Robert từ Thanh Hóa gia nhập đội bóng miền Đông Nam bộ. Là 3 cầu thủ triển vọng nhất trong số những cầu thủ vừa qua lứa tuổi 23 của SL Nghệ An gồm Hoàng Văn Bình, Âu Văn Hoàn và nhất là Nguyễn Trọng Hoàng.
Cũng từ XM Xuân Thành Sài Gòn, B.Bình Dương lấy thêm 2 nội binh chất lượng khác từng khoác áo đội bóng thành phố là thủ môn Tấn Trường và trung vệ Đình Luật. Sau đó, họ còn chơi sang đến mức giữ lại Chí Công, với mục đích có lẽ chỉ là để… dự bị cho Đình Luật và trung vệ nhập tịch Đoàn Marcelo (từ HA Gia Lai).
Và có lẽ cũng không đâu như ở B.Bình Dương, nơi mà đội bóng đất Thủ Dầu sẵn sàng đẩy ra đường những Quang Thanh, Vũ Phong, Sunday, hay sẵn sàng để cho ngôi sao cỡ như Kesley thoải mái tìm đội bóng mới, nếu anh này có nhu cầu (rút cuộc thì Kesley không tìm được điểm đến nào mới).
Chỉ tính riêng về số lượng và chất lượng ngôi sao có trong đội hình, B.Bình Dương xứng đáng đứng đầu V-League. Xét về mức độ đầu tư, họ cũng hơn đứt phần còn lại của bóng đá nội. Thế nên, tất cả mọi thành tích ngoài ngôi vô địch với B.Bình Dương lúc này đều là không tương xứng.
Nhưng vẫn còn đó những dấu hỏi về năng lực thực sự của đội bóng?
B.Bình Dương không thiếu tiền và cũng không tiếc tiền đầu tư, hòng tìm kiếm thành tích như mong muốn. Nhưng một vấn đề khác với đội bóng đất Thủ Dầu nhiều năm qua là họ hiếm khi biến tập hợp nhiều ngôi sao của họ thành một tập thể mạnh về mặt chuyên môn.
Những rắc rối trong nội bộ luôn khiến B.Bình Dương không thể phát huy hết khả năng của mình trong nhiều năm qua.
Ở B.Bình Dương tồn tại một thực tế là họ thường chọn cầu thủ trước, rồi mới tìm HLV đặt vào khu kỹ thuật. Đấy là cách làm nói thẳng là sai quy trình về mặt chuyên môn, khi HLV thay vì được tuyển chọn nhân sự phù hợp với lối chơi mà ông xây dựng, toàn bị đặt vào thế đã rồi.
Cũng ở đội bóng miền Đông Nam bộ từ nhiều năm nay, vị trí HLV luôn bị đánh giá là vị trí kém thế nhất, bởi cầu thủ hầu như ít chịu nghe HLV, trong khi đội bóng có biến, HLV luôn là người đầu tiên bị sa thải.
Ở B.Bình Dương tình trạng bằng mặt nhưng không bằng lòng giữa các ngôi sao không phải là hiếm, bởi đội bóng đất Thủ Dầu có quá nhiều cái tôi lớn, nhưng không có một nhà chuyên môn đủ sức gắn kết những cái tôi ấy.
Chính những điều đó làm B.Bình Dương luôn bấp bênh trong nhiều mùa bóng qua, dù chưa mùa nào lãnh đạo đội bóng miền Đông Nam bộ rót ít tiền.
Một câu hỏi lớn khác không thể không tính đến trước thềm mùa giải 2014 chính là năng lực của HLV Nguyễn Minh Dũng – người chưa tạo được tiếng vang trong vai trò “thuyền trưởng” ở bóng đá đỉnh cao?
Nếu ông Dũng thành công, nếu ông có thể giúp B.Bình Dương vô địch V-League, ông sẽ có một vị thế khác hẳn bây giờ. Nhưng áp lực dành cho ông Dũng cũng nằm ở chỗ ấy, ông chỉ được phép thành công, không được thất bại, thậm chí phải thành công ngay lập tức, nếu không muốn sớm bị sa thải chỉ sau vài trận thua.
Bất chấp kinh tế khó khăn, bất chấp chính sách thắt lưng buộc bụng của phần còn lại của làng cầu trong nước, B.Bình Dương vẫn thực hiện chiến dịch mua sắm cực kỳ rầm rộ cho mùa giải 2014.
Không có con số cụ thể, cũng chẳng có lời xác nhận chính thức nào được công bố, nhưng số tiền mà đội bóng đất Thủ Dầu bỏ ra để đưa hàng loạt ngôi sao về với đất Bình Dương chắc chắn không dưới vài chục tỷ đồng.
Điều đáng chú ý ở chỗ không cầu thủ nào trong số những bản hợp đồng mới của B.Bình Dương là dạng cầu thủ vô danh. Đấy là bộ đôi tấn công từng nổi đình nổi đám cùng XM Xuân Thành Sài Gòn trong khoảng 2 năm qua gồm Suleiman và Moses.
B.Bình Dương là đội bóng nhiều sao nhất V-League 2014
Đấy là những Mai Tiến Thành và Đặng Văn Robert từ Thanh Hóa gia nhập đội bóng miền Đông Nam bộ. Là 3 cầu thủ triển vọng nhất trong số những cầu thủ vừa qua lứa tuổi 23 của SL Nghệ An gồm Hoàng Văn Bình, Âu Văn Hoàn và nhất là Nguyễn Trọng Hoàng.
Cũng từ XM Xuân Thành Sài Gòn, B.Bình Dương lấy thêm 2 nội binh chất lượng khác từng khoác áo đội bóng thành phố là thủ môn Tấn Trường và trung vệ Đình Luật. Sau đó, họ còn chơi sang đến mức giữ lại Chí Công, với mục đích có lẽ chỉ là để… dự bị cho Đình Luật và trung vệ nhập tịch Đoàn Marcelo (từ HA Gia Lai).
Và có lẽ cũng không đâu như ở B.Bình Dương, nơi mà đội bóng đất Thủ Dầu sẵn sàng đẩy ra đường những Quang Thanh, Vũ Phong, Sunday, hay sẵn sàng để cho ngôi sao cỡ như Kesley thoải mái tìm đội bóng mới, nếu anh này có nhu cầu (rút cuộc thì Kesley không tìm được điểm đến nào mới).
Chỉ tính riêng về số lượng và chất lượng ngôi sao có trong đội hình, B.Bình Dương xứng đáng đứng đầu V-League. Xét về mức độ đầu tư, họ cũng hơn đứt phần còn lại của bóng đá nội. Thế nên, tất cả mọi thành tích ngoài ngôi vô địch với B.Bình Dương lúc này đều là không tương xứng.
Nhưng vẫn còn đó những dấu hỏi về năng lực thực sự của đội bóng?
B.Bình Dương không thiếu tiền và cũng không tiếc tiền đầu tư, hòng tìm kiếm thành tích như mong muốn. Nhưng một vấn đề khác với đội bóng đất Thủ Dầu nhiều năm qua là họ hiếm khi biến tập hợp nhiều ngôi sao của họ thành một tập thể mạnh về mặt chuyên môn.
Những rắc rối trong nội bộ luôn khiến B.Bình Dương không thể phát huy hết khả năng của mình trong nhiều năm qua.
Ở B.Bình Dương tồn tại một thực tế là họ thường chọn cầu thủ trước, rồi mới tìm HLV đặt vào khu kỹ thuật. Đấy là cách làm nói thẳng là sai quy trình về mặt chuyên môn, khi HLV thay vì được tuyển chọn nhân sự phù hợp với lối chơi mà ông xây dựng, toàn bị đặt vào thế đã rồi.
Cũng ở đội bóng miền Đông Nam bộ từ nhiều năm nay, vị trí HLV luôn bị đánh giá là vị trí kém thế nhất, bởi cầu thủ hầu như ít chịu nghe HLV, trong khi đội bóng có biến, HLV luôn là người đầu tiên bị sa thải.
Ở B.Bình Dương tình trạng bằng mặt nhưng không bằng lòng giữa các ngôi sao không phải là hiếm, bởi đội bóng đất Thủ Dầu có quá nhiều cái tôi lớn, nhưng không có một nhà chuyên môn đủ sức gắn kết những cái tôi ấy.
Chính những điều đó làm B.Bình Dương luôn bấp bênh trong nhiều mùa bóng qua, dù chưa mùa nào lãnh đạo đội bóng miền Đông Nam bộ rót ít tiền.
Một câu hỏi lớn khác không thể không tính đến trước thềm mùa giải 2014 chính là năng lực của HLV Nguyễn Minh Dũng – người chưa tạo được tiếng vang trong vai trò “thuyền trưởng” ở bóng đá đỉnh cao?
Nếu ông Dũng thành công, nếu ông có thể giúp B.Bình Dương vô địch V-League, ông sẽ có một vị thế khác hẳn bây giờ. Nhưng áp lực dành cho ông Dũng cũng nằm ở chỗ ấy, ông chỉ được phép thành công, không được thất bại, thậm chí phải thành công ngay lập tức, nếu không muốn sớm bị sa thải chỉ sau vài trận thua.
Kim Điền