1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

“Xốc lại nền kinh tế Việt Nam, cài đặt lại mối quan hệ với Trung Quốc”

(Dân trí) - Đây là nhận định của ông Lê Công Phụng (nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ về biên giới, lãnh thổ) trong cuộc trao đổi với Dân trí về tình hình biển Đông.


“Trung Quốc luôn chèn ép nước nhỏ”

Ông Lê Công Phụng đánh giá: “Từ trước đến nay, có kh˴ng ít người trong chúng ta cứ nghĩ quan hệ chính trị hai nước là tốt lắm. Nhưng sau kiện giàn khoan Hải Dương 981, chúng ta cần thiết phải có sự điều chỉnh. Không thể mơ hồ, ảo tưởng về tình hữu nghị viển vông. Tất nhiên, thay đổi hay xác định lại mối ɱuan hệ không phải là theo hướng xấu đi, nhưng phải điều chỉnh để có sự giải quyết phù hợp với những mâu thuẫn đang diễn ra”.

Thưa ông, đã hơn một tháng trôi qua kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vàɯ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Bất chấp phản ứng của Việt Nam và các nước, họ liên tục đơn phương leo thang căng thẳng, họ không ngần ngại sử dụng bạo lực, đâm chìm tàu cá, đâm thủng tàu chấp pháp của Việt Nam. Là một nhà ngoại giaɯ từng giữ nhiều trọng trách, ông có đánh giá gì?

Qua thực tế công tác ngoại giao với Trung Quốc những năm qua, tôi thấy rằng với tư cách là nước lớn, Trung Quốc luôn chèn ép, gây phức tạp cho các nước nhỏ. Và vụ việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 chỉ là một bước trong cả một tiến trình được tính toán lâu dài.

Phải xác định rõ ràng rằng, âm mưu của Trung Quốc trong việc độc chiếm Biển Đông sẽ không dừng lại và còn tái diễn. Giàn khoan này có thể rút nhưng chắc chắn sẽ còn giàn khoan khác, các hoạt động “quấy nhiễu” gây căng thẳng ở Biển Đông chắc chắn sẽ còn tiếp tục leo thang. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải có sự ȑiều chỉnh, thay đổi cho phù hợp.

Ý ông là cài đặt lại quan hệ với Trung Quốc trên cách tiếp cận mới?

Giữa Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện”. Lâu nay chúng ta vẫn giữ mối quan hệ với Trung Quốc hướng tới “16 chữ vàng và 4 tốt”.

Tuy nhiên, bất chấp tất cả, Trung Quốc đã ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Họ cho tàu bè, máɹ bay vào lãnh hải nước ta. Tuy chưa nổ súng nhưng đã có những hành động tấn công các lực lượng chấp pháp của ta. 

“Xốc lại nền kinh tế Việt Nam, cài đặt lại mối quan hệ với Trung Quốc”
Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng: "Tôi nhất trí phải xem lại quanȠhệ giữa Việt Nam và Trung Quốc để xác định các bước đi phù hợp"

Qua sự việc này tôi nhất trí phải xem lại quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc để xác định các bước đi phù hợp. Quan hệ giữa các quốc gia là bình đẳng, tôn trọɮg lẫn nhau. Không thể vì cái danh “đối tác chiến lược toàn diện” mà để cho Trung Quốc xâm lược. Cũng không thể vì “16 chữ vàng” và “4 tốt” mà chịu nhún nhường, nhân nhượng với các hành động sai trái của Trung Quốc.

Trước hết, đã đến lúc cần thay đổi nhận thức, không ảo tuởng, mơ mộng viển vông về “mối quan hệ hữu nghị, láng giềng tốt đẹp”. Cần phải xác định, trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước phải dựa vào dân, thống nhất một khối đoàn kết, khơi gợi tình thần yêu nước của ɣác thành phần, dân tộc. Chúng ta phải điều chỉnh, hướng dẫn để các hoạt động yêu nước đồng nhất, đi đúng hướng, có sự tác động mạnh mẽ đến dư luận quốc tế.

Muốn giữ vững được độc lập tự chủ thì phải độc lập về kinh tế nên trong thờɩ gian tới, chúng ta phải sắp xếp lại mối quan hệ kinh tế của mình với Trung Quốc và các đối tác tham gia ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việt Nam cần nhanh chóng giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Lịch sử đang đòi hỏi mỗi nɧười Việt Nam tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nước cao nhất.

Trong các hoạt động đấu tranh, cần xác định đâu là giới hạn cuối cùng. Việt Nam chấp nhận những thiệt hại có thể xảy ra...

Vậy đâu là giới hạn cuối cùng của chúng ta, thưa ông?

Việt Nam yêu hòa bình nhưng chúng ta có quyền tự vệ. Việt Nam kiềm chế nhưng Việt Nam không khuất phục và yếu hèn trước bất cứ kẻ xâm lược nào. Chúng ta không thể hi sinh chủ quyền để đối lấy hòaȠbình hữu nghị viển vông. Dân tộc ta yêu hòa bình, không muốn xung đột, nhưng nếu bị dồn vào thế xung đột thì buộc phải tự vệ.

“Việt Nam cần hết sức tỉnh táo”

Sau vấn đề với Crimea, Mỹ và đồng mɩnh của mình tại Châu Á đặc biệt là Nhật Bản đang có những tuyên bố thể hiện thái độ cứng rắn và quyết liệt hơn khi đề cập đến vấn đề Biển Đông. Ông có nghĩ rằng Mỹ đang muốn chứng minh sức mạnh cũng như sự ảnh hưởng của mình lên khu vực châu Á?

ȍ

Theo tôi, những phản ứng gần đây của chính giới Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều tổ chức, quốc gia khác là quyết liệt, có lợi cho Việt Nam trong việc đấu tranh chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Chúng ta biết rằng, Mỹ, Nhật đang rất sẵn lòng trợ giúp Việt Nam về tàu, kỹ thuật nhưng Việt Nam cũng cần phải hết sức tỉnh táo.

Chúng ta trân trọng thiện chí, sự giúp đỡ của các nước, nhưng phải dựa trên các tiêu chí kinh tế - quốc phòng mà Việt Nam đã đặt ra. Việt Nam hiện vẫn giữ vững chính sách ba không trong quan hệ đối ngoại: không cho nước ngoài lập căn cứ quân sự, không thành lập liên minh quân sự, không liên minh với một nước cɨống lại nước thứ ba. Điều đó là nhất quán.

Nhiều người đang chờ đợi những phản ứng mạnh mẽ hơn của Mỹ, Nhật khi Trung Quốc vẫn bất chấp dư luận, tiếp tục leo thang căng thẳng tại Biển Đông. Ông có đánh giá gì về điều này?ȼ/i>

Chúng ta dựa vào dư luận quốc tế để đấu tranh nhưng cũng không nên ảo tưởng, mơ hồ các nước khác sẽ giúp mình trong việc bảo vệ chủ quyền. Phải xác định rõ ràng rằng: Trong quan hệ với Trung Quốc, các nước khác đều có lợi ích dˢn tộc, lợi ích kinh tế trong đó.

Họ sẽ không vì Việt Nam để nổ súng chống lại Trung Quốc. Bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ phải là nhiệm vụ, trách nhiệm của dân tộc Việt Nam và chúng ta phải làm được điều này.

Vậy theo ông, đâu là triển vọng cho việc Việt Nam khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế? Đã có một số ý kiến chỉ ra một loạt trở ngại cho Việt Nam, trong đó có việc hầu như Trung Quốc chắc chắn từ chối tham dự một phiên tòa quốc tế như vậy…

Phải thấy rằng, cả thế giới không phải ai cũng biết Việt Nam đã tham gia Công ước luật biển 1982, không phải ai cũng biết Việt Nam và Trung Quốc xung đột do những hành vi sai trái của Trung Quốc. Nhưng nếu chúng ta đưa vụ việc ra Tòa án quốc tế thì lại khác.

Chắc chắn, Việt Nam sẽ tập hợp được sự ủng hộ mạnh mẽ và rộng lớn hơn của dư luận quốc tế. Tham gia hay không là việc của Trung Quốc, nếu họ từ chối đồng nghĩa với việc họ không dám đối đầu với sự thật, chính nghĩa.

Giờ đã phải là thời điểm thích hợp để Việt Nam khởi kiện Trung Quốc chưa, thưa ông?

Tôi biết nhiều người đã đặt câu hỏi: Tại sao không đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế ngay bây giờ? Tɨeo tôi chưa phải lúc. Chúng ta vẫn nên sử dụng các biện pháp đấu tranh như hiện tại. Kiện là giải pháp hòa bình cuối cùng. Hơn nữa, việc đưa lên tòa án quốc tế không phải đơn giản. Chúng ta phải chuẩn bị thật chu đáo tài liệu, chứng cứ lịch sử đồng thờɩ phải có một đội ngũ cố vấn, luật sư quốc tế hỗ trợ, tư vấn.

Và tôi biết, chúng ta cũng đang tích cực chuẩn bị cho các động thái này rồi.

<ɴr id="idTrVoteChild"> Ġ

Với việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương - 9ȸ1 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, theo bạn, Việt Nam có nên kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không?
Ƞ Ġ Ġ Ġ
Không
 &nbųp;

Hà Trang