"Vương quốc ẩn dật" ở Nepal
(Dân trí) - Người ta thường ví nơi từng là vương quốc Lo trên dãy Himalaya, nay được biết đến là Thượng Mustang, là Shangri-la bị giấu kín của Nepal. Tiền đồn xa xôi này hầu như tách biệt với thế giới bên ngoài.
Nhưng giờ đây, với một con đường mới được xây dựng, “cố quốc” đang chuyển mình đổi thay.
Cho đến nay, điều kiện đi lại khó khăn đã giúp cho “vương quốc ẩn dật này” lẩn trốn được thế giới hiện đại. Tới cố đô Lo Manthang, phải cần bắt chuyến bay đầy rủi ro tới thành phố Jomsom và sau đó, nếu vào mùa mưa, đi thêm 6 tiếng bằng xe tải dọc một con sông vắt trên cao nguyên Tây Tạng.
Vào mùa mưa, xe tải được thay bằng nhiều giờ thồ ngựa.
Vào thời trung cổ, Thượng Mustang là một vương quốc độc lập. Và vị trí của nó đã trao cho vương quốc này quyền kiểm soát thông thương giữa Himalayas và Ấn Độ. Lo Manthang, là thủ đô của vương quốc trong nhiều thế kỷ, nổi tiếng với những tòa nhà sơn trắng, thường xuyên được treo cờ đạo Phật đầy sắc màu.
Khu vực là một trong ít nơi văn hóa Tây Tạng còn được duy trì nguyên vẹn. Cho tới năm 1992, Thượng Mustang đóng cửa hoàn toàn với du khách.
Kể từ đó Nepal đã tìm cách giới hạn tác động của du lịch bằng hạn ngạch và giấy phép vào cửa. Nhưng trong những năm gần đây các con số được biết đang ngày một tăng.
Một điểm hấp dẫn du khách là lễ hội Tiji hàng năm. Đây là lễ hội Đuổi ma quỷ. Lo Mangthang và 800 cư dân nơi đây tổ chức lễ hội âm nhạc, nhảy múa và hóa trang đầy màu sắc trong 3 ngày.
Lễ hội lấy cảm hứng từ câu chuyện của một vị thần, Dorje Jono, người chiến đấu chống lại người cha ma quỷ của mình. Cuối cùng cái ác quỷ đã thất bại và cha vị thần đã bị đuổi đi.
Một con đường mới, dự kiến hoàn thành trong 1 hoặc 2 năm nữa, sẽ nối những vùng đất thấp ở Nepal với Lo Manthang. Nhiều người mong chờ được đi khắp vùng.
Trong ảnh là Pasang, 30 tuổi, chụp ảnh cùng cháu trai Tssering, đón chào khách tham quan. Nhưng một số cho rằng khu vực không được hưởng lợi công bằng, vì phí tham quan do chính phủ Nepal thu . Vì vậy họ dọa sẽ ngăn cản du khách để phản đối.
Cuộc sống với nhiều người vẫn vô vàn khó khăn. Như cậu bé này, chụp cùng cha, đã mất mẹ từ đầu năm nay. Bà đã chết khi sinh, cùng với đứa trẻ vừa chào đời.
Nhóm dân tộc Dhokpa sống cuộc sống du mục. Mỗi năm họ nhổ lều trại 4 lần nhằm tìm kiếm những cánh đồng cỏ mới cho bầy gia súc.
Vũ Quý
Theo BBC