1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Vụ nổ làm chấn động vũ trụ

(Dân trí) - Các nhà thiên văn học vừa quan sát thấy một vụ nổ sao siêu mới lớn nhất từ trước đến nay trong vũ trụ. Nó khiến các nhà khoa học không khỏi băn khoăn liệu một vụ “trình diễn pháo hoa” tương tự có xảy ra ở gần Trái đất của chúng ta trong tương lai hay không.

Phát hiện này được cơ quan NASA của Mỹ công bố ngày hôm qua 7/5. Nó khiến nhiều nhà thiên văn học trong những tháng qua đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi quan sát các mảnh vỡ bắn ra từ vụ nổ.

 

Nhờ dùng nhiều loại kính viễn vọng trong không gian và ở Trái đất, các nhà thiên văn học phát hiện thấy một ngôi sao lớn đang nổ, sao băng, bắt đầu từ mùa thu năm ngoái. Ước tính ngôi sao này sáng gấp năm lần so với hàng trăm nghìn ngôi sao băng đã được quan sát trước đó, người đứng đầu nhóm phát phiện Nathan Smith, thuộc đại học California ở Berkeley cho biết. Người đầu tiên phát hiện ra ngôi sao là một sinh viên cao học ở Texas.

 

Smith cho biết ngôi sao được đặt tên là SN2006gy, “là một loại sao băng đặc biệt chưa từng thấy trước đó”. Ông cho rằng ngôi sao có độ lớn gấp 150 lần độ lớn của Mặt trời.

 

Quan sát bằng kính viễn vọng X-rây Chandra cho thấy ngôi sao sẽ không trở thành lỗ đen như các ngôi sao băng khác và bỏ qua "giai đoạn chết".

 

Và không giống như các vụ nổ sao khác, phát ra ánh sáng cực mạnh trong vòng vài tuần, ngôi sao băng này phát ra ánh sáng đạt đỉnh điểm tới 70 ngày.

 

Ngôi sao băng vừa phát hiện nằm cách trái đất 240 triệu năm ánh sáng, và thuộc một thiên hà xa xôi.  Nó cho thấy ngôi sao gần đó có thể sẽ gây ra một vụ nổ tương tự vào bất kỳ ngày nào trong vòng 50.000 năm tới. Tuy không đe dọa trái đất của chúng ta, nhưng vụ nổ sẽ phát ra ánh sáng lớn đến mức chúng ta có thể nhìn thấy nó vào ban đêm. Tuy nhiên, những ai ở Nam bán cầu mới có cơ hội chiêm ngưỡng.

 

Một số hình ảnh về sao băng:

 

Vụ nổ làm chấn động vũ trụ - 1

Hình ảnh minh họa sao băng sáng nhất từng được quan sát. SN 2006gy nằm trong dải ngân hà cách chúng ta 240 triệu năm ánh sáng. Trước khi ngôi sao nổ, nó phát những đám mây khí khổng lồ (màu đỏ). Khi vật chất trong trong vụ nổ va chạm với những đám mây này sẽ gây ra sóng xung kích lớn chưa từng có (màu xanh lá, xanh da trời và vàng).

Vụ nổ làm chấn động vũ trụ - 2

Hình ảnh thực của sao băng quan sát qua kính viễn vọng X-ray Chandra. Việc phát hiện ra vụ nổ sao băng này cho thấy những vụ nổ như vậy thường xuyên xảy ra trong thời kỳ đầu của vũ trụ.

Vụ nổ làm chấn động vũ trụ - 3

Một ngôi sao khác, sao Eta Carinae, trong dải ngân hà của chúng ta, quan sát qua Kính viễn vọng Hubble. Vụ nổ sao băng này xảy ra cách đây 160 năm. Được biết, Eta Carinae lớn hơn mặt trời của chúng ta 100 lần, và các đám mây bụi chung quanh nó có thể gây ra một vụ nổ sao băng bất cứ lúc nào, giống như sao SN 2006gy.

Vụ nổ làm chấn động vũ trụ - 4

Những gì còn lại của sao băng 1987A, ngôi sao cách trái đất 160.000 năm ánh sáng. Các nhà thiên văn học đã quan sát thấy ngôi sao này năm 1987 trên bầu trời phía nam. Các vòng tròn là sóng xung kịch cực nóng, được tạo ra khi vật chất của vụ nổ va chạm với lớp khí bao quanh nó. Các nhà thiên văn hi vọng hình ảnh này sẽ giúp họ hiểu, và có thể là dự đoán, khi nào một ngôi sao sẽ phát nổ.

Vụ nổ làm chấn động vũ trụ - 5

Đây là hình ảnh quan sát của kính viễn vọng Chandra một ngôi sao băng nhỏ hơn, song gần hơn chúng ta rất nhiều, ngôi sao SN 1006. Nó được phát hiện vào năm 1006, cách trái đất 7.000 năm ánh sáng. Ngày nay nó chỉ là một đám mây khí nóng.

Vụ nổ làm chấn động vũ trụ - 6

Ngôi sao băng Kepler, được đặt tên theo nhà thiên văn học Johannes Kepler, xuất hiện vào 400 năm trước.

Vụ nổ làm chấn động vũ trụ - 7

Ảnh minh họa Đài quan sát X-Ray Chandra ở trên quỹ đạo trái đất. Nó được phóng lên từ năm 1999 để theo dõi tàu vũ trụ Columbia.

 

PV

Theo AP