1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Viên sĩ quan thủy quân lục chiến Mỹ cuối cùng ở Sài Gòn

Ngồi trên nóc Tòa đại sứ, James Kean tự hỏi điều gì khiến anh và đồng đội rơi vào tình huống này. Họ trực tiếp làm nhiệm vụ sơ tán khẩn cấp nhưng lại chính là những người bị kẹt lại ở toà đại sứ khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn.

Trưa thứ hai 28/4/1975, Sài Gòn rơi vào tình trạng hỗn loạn cực độ. James Kean, 33 tuổi, thiếu tá thủy quân lục chiến thuộc đơn vị bảo vệ các tòa đại sứ và lãnh sự Mỹ tại châu á, được lệnh giúp Đại sứ Mỹ Graham Martin tại miền Nam Việt Nam thoát khỏi Sài Gòn.

 

Tiếng súng, tiếng trọng pháo của Quân giải phóng vang lên khắp các cửa ngõ Sài Gòn, chính quyền Sài Gòn còn ban hành lệnh thiết quân luật. Quân giải phóng bắt đầu tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, hai sĩ quan an ninh thủy quân lục chiến bỏ mạng. Trưa 29/4, Đại sứ Mỹ Martin điện về Washington, xin được sơ tán khẩn cấp...

 

Khoảng 43.500 người, trong đó có 5.000 người Mỹ, đã được sơ tán vào trước ngày 29/4. Đại sứ Martin lên truyền hình, thông báo rằng Chính phủ Mỹ sẵn sàng giúp bất cứ viên chức người Việt nào muốn sang Mỹ. Tuyên bố này khiến CIA điên lên bởi Martin đã hứa điều mà ông ta không thể thực hiện.

 

Sáng sớm 29/4, hàng ngàn người Việt Nam ùn ùn kéo vào Tòa đại sứ Mỹ. Trong khi một số lính Mỹ có nhiệm vụ cản đường đám đông, vài lính Mỹ khác được phân công quan sát chọn người cần được ưu tiên. Một Hoa kiều đưa đứa bé con mình qua hàng rào, cùng túi kim cương hối lộ, nhưng bị từ chối.

 

Trong không khí hỗn độn và kinh hoàng, không ai còn tỉnh táo và trong khi nhiều người Việt bị từ chối thì một số người khác được giúp một cách khó hiểu. Một lính thủy quân lục chiến đã đích thân đánh xe chở một nhóm gái giang hồ ra sân bay và đưa họ lên chiếc máy bay C-141.

 

Lúc 11 giờ, một lính thủy quân lục chiến đến đón bà đại sứ Martin và con chó lông xù Nit Noy tại tư dinh và đưa đến Tòa đại sứ đang được nhiều toán lính bảo vệ. Đầu giờ chiều, Martin ra lệnh một chiếc Limousine đưa mình đến tư dinh lấy vài vật dụng cá nhân và tài liệu mật. Đám người ngoài cổng Tòa đại sứ Mỹ dày đặc khiến Martin không thể ra bằng xe và cuối cùng phải quyết định đi bộ.

 

Sau khi nhặt nhạnh một số giấy tờ cần thiết, Martin ra lệnh hủy các thiết bị liên lạc và hồ sơ cá nhân. Trong cơn hoảng loạn, Martin thậm chí còn cài quả lựu đạn lên chiếc dương cầm. Tại Tòa đại sứ, cây me già bị chặt để dọn chỗ cho bãi đáp trực thăng và trên nóc tòa đại sứ, chữ H to tướng được sơn gấp rút, làm điểm đáp trực thăng.

 

Khoảng sau 5 giờ chiều, một tốp trực thăng bắt đầu xuất hiện. Hàng chục người Việt được sơ tán. Nhiều vật dụng cá nhân bị bỏ lại dành chỗ cho người. Những người được ưu tiên trong đợt đầu là cánh phóng viên. Trời bắt đầu tối. Các xe hơi được quây lại thành hình bán nguyệt và bật đèn sáng soi bãi đáp cho trực thăng.

 

Washington hối Martin rút lui nhưng ông xin đi muộn hơn. Cuộc di tản vẫn tiến hành và cứ 10 phút lại có một trực thăng hạ cánh xuống Tòa đại sứ. Thời điểm chót cho Martin là 11 giờ đêm và Martin xin nán lại thêm. Tổng thống Gerald Ford ra lệnh chỉ được thực hiện thêm 20 chuyến nữa.

 

Khoảng 3 giờ 30 phút sáng ngày 30/4, một chiếc CH-46 nhận tín hiệu: "Tiger, Tiger, Tiger!", có nghĩa chuyến bay kế tiếp phải chở Martin. Thiếu tá James Kean - chỉ huy trưởng nhóm sơ tán - điện cho Trung tướng Richard Carey trên Hàng không mẫu hạm USS Blue Ridge thuộc Hạm đội 7 và nói rằng còn khoảng 400 người di tản quanh khuôn viên Tòa đại sứ. Carey yêu cầu chỉ sơ tán viên chức và lính thủy quân lục chiến Mỹ.

 

Đám đông người Việt tràn vào bên trong. Nhóm sơ tán viên chức Mỹ hối hả đổ vào thang máy, khóa bộ phận điều khiển chạy xuống và tung lựu đạn cay xuống các cầu thang bộ. ở tầng trên cùng, có lối lên mái nhà, với cửa chống đạn, James Kean ra lệnh khóa cửa và chèn bằng thiết bị chữa lửa cùng nhiều vật nặng khác. Thủy quân lục chiến Stephen Bauer có nhiệm vụ đứng chặn.

 

Mỗi lần có đám đông ùa đến phá cửa, Bauer tung qua khung cửa vỡ một quả lựu đạn cay. Lúc đó còn khoảng 11 lính Mỹ và họ không biết rằng ngay sau khi Đại sứ Martin lên trực thăng, Henry Kissinger đã tuyên bố trên truyền hình Mỹ rằng chiến dịch di tản đã kết thúc. Không trực thăng nào được phái đến và nhóm James Kean đợi chờ trong cơn tuyệt vọng...

 

Quá mệt mỏi sau hơn 70 tiếng làm việc, vài người trong nhóm ngủ vùi, một số người ngồi và nhìn xuống sự hỗn loạn kinh hoàng bên dưới khuôn viên Tòa đại sứ. Nhóm James Kean chờ, khi hàng đoàn xe tăng đối phương kéo vào Sài Gòn. Họ bắt đầu sợ.

 

Khi mặt trời lên, đường phố Sài Gòn hỗn loạn đến đỉnh điểm. Một vài người Việt vẫn còn ôm hành lý ngồi trong bãi đỗ xe Tòa đại sứ. “Vài kẻ trong bọn chúng tôi bắt đầu khóc” - James Kean kể. Anh ta cảm thấy xấu hổ và nhục nhã.

 

Kean được Chính phủ Mỹ hứa nhiều thứ: anh sẽ được trở lại đại học sau khi chiến tranh kết thúc, được nhận tiền lương sau những ngày công tác tại Đà Nẵng, rằng anh được phái đến Việt Nam để giúp người dân nước này (Nam Việt Nam) quyết định số phận của họ.

 

Và rồi khi đến, Kean nhận ra rằng 90% dân số ở đây đều là nông dân và họ không hề mong sự có mặt của người Mỹ. Ngồi trên nóc Tòa đại sứ, Kean tự hỏi điều gì khiến anh và đồng đội rơi vào tình huống này. "Đây là lần đầu tiên tôi nhận thức rằng nước Mỹ đang trốn chạy. Tôi không hiểu nổi. Tôi chưa bao giờ thua trong một trận giao tranh nhưng chúng tôi đã thất bại trong một cuộc chiến"- Kean nói.

 

Phía đông nam, một chiếc CH-46 bay đến. Lúc đó là 7 giờ 58 phút, giờ Sài Gòn - một tuần nữa là Việt Nam kỷ niệm lần thứ 21 Chiến thắng Điện Biên Phủ

 

Theo An ninh thế giới

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm