1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Vai trò của Đức trong nguy cơ chiến tranh Ukraine- Nga

Ngoại trưởng Nga và người đồng cấp Đức sẽ gặp tại Nga để thảo luận về tình hình ở Ukraine thay vì cuộc họp bộ Tứ ở Trung Quốc sắp tới.

Ngày 15/8, Ngọai trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Đức Frank - Walter Steinmeier gặp nhau tại TP. Yekaterinburg của Nga để thảo luận về cuộc xung đột tại Ukraine và Syria.

Những diễn biến mới đây và đặc biệt là cáo buộc của Cơ quan an ninh Nga FSB dẫn theo các chỉ trích của Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Ukraine đã lựa chọn con đường khủng bố chứ không theo hòa bình.

Những cáo buộc này dựa vào âm mưu tấn công khủng bố bán đảo Crimea được phía Nga cho rằng, hung thủ thực hiện vụ tấn công đã thực hiện theo kế hoạch của cơ quan tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Đức Frank-Walter Steinmeier. Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Đức Frank-Walter Steinmeier. Ảnh: Reuters

Cuộc gặp giữa hai nhà ngoại giao hàng đầu của Nga và Đức cho thấy sự quan tâm đặc biệt và những phát ngôn quan trọng về mối quan hệ giữa hai nước và vấn đề chung Ukraine.

Đức từ lâu đã đóng vai trò là cầu nối trong những căng thẳng lâu nay giữa Nga và Ukraine sau khi Nga thực hiện cuộc sáp nhập bán đảo Crimea vào quốc gia này năm 2014.

Không đếm hết những lần Thủ tướng Đức Angela Merkel thể hiện sự thấu hiểu người bạn Vladimir Putin cùng các bước chính sách quan trọng của ông trong công cuộc mang lại hòa bình ở miền Đông Ukraine.

Sau khi phương Tây thực hiện các chính sách cấm vận Nga vì sự sáp nhập bán đảo này, bà Merkel cũng không ít lần lay chuyển khi nói rằng, mối quan hệ với Nga là quan trọng với Đức, bà cũng có lần cho rằng cần xem xét lại các chính sách cấm vận kinh tế này.

"Tôi ủng hộ việc Nga từng bước xích lại không gian kinh tế châu Âu, để cuối cùng chúng ta có một khu vực kinh tế chung từ Lisbon đến Vladivostok", bà Merkel nói tại Đại hội của Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU).

Bà Merkel cũng nhắc lại luận điểm của mình sẵn sàng "chấm dứt ngay lập tức các biện pháp trừng phạt Nga" sau khi Moskva thực thi các thỏa thuận Minsk.

Tháng 4/2016, trong cuộc họp diễn ra 2 ngày của các nước G7 ở Hiroshima, Nhật Bản, ngoại trưởng Đức bày tỏ “hy vọng nhóm sẽ trở lại là G8”(giống như trước khi Nga bị loại khỏi nhóm). "Tôi muốn hình thức G7 không kéo dài và chúng ta đưa ra các điều kiện để mang nhóm G8 trở lại", hãng thông tấn Đức DPA dẫn lời ông nói.

Đại diện của Đức, Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier bình luận về các cuộc tập trận Saber Strike và Anakonda-2016 của NATO ở Đông Âu, giáp biên giới Nga là "sai lầm".

Theo ông Steinmeier, hiện "không nên làm trầm trọng thêm tình hình bằng cách “khua gươm” và kêu gọi chiến đấu. Chúng ta không nên tạo cớ cho việc nối lại cuộc đối đầu trước đây".

Video: Tổng thống Ukraine cố gắng muốn xóa cảnh bắt tay Putin:

Tuy vậy, không ít lần, nước Đức làm Nga thất vọng bởi các chính sách quốc phòng và sự thay đổi vị thế từ bạn thành thù.

Một số cơ quan truyền thông của Đức và Nga trước đó xuất hiện thông tin Chính phủ Đức chuẩn bị công bố Sách Trắng, nội dung chủ yếu nhấn mạnh đến “đối thủ” Nga bị xếp cùng danh sách với 10 mối đe dọa, trong đó có hiểm họa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, khủng hoảng người nhập cư, vấn đề an ninh mạng và nguy cơ dịch bệnh do tăng dân số.

"Moscow đang thực hiện lợi ích riêng của mình bằng các biện pháp vũ lực và tự quyền thay đổi biên giới hợp pháp được bảo đảm bởi pháp lý quốc tế (ý muốn đề cập tới các sự kiện ở Crimea và đông Ukraine), do đó hình thành mối đe dọa cho trật tự thế giới ở châu Âu vốn đã hình thành sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh", Sách Trắng Quốc phòng của Đức có đoạn.

Ngay sau khi các thông tin trên được Die Welt đưa ra, Thư ký Báo chí của Tổng thống Nga Dmitri Peskov đã bày tỏ sự tiếc nuối vì quan điểm này của Đức cho thấy Đức đang “không hiểu bản chất quan điểm của phía Nga” và có thể khiến mối quan hệ Nga-Đức trở thành quan hệ đối đầu.

Những mối quan hệ của Đức ở Châu Âu chiếm vị thế quan trọng trong mỗi quyết sách của nước này đối với người bạn lâu năm Nga. Việc Đức là một đại diện của châu Âu có chiều hướng thân Nga bên cạnh Pháp, một đại diện khác giữ vai trò trung gian là hai "cột trụ" của Bộ tứ Normandy thường xuyên tổ chức các cuộc hòa đàm về miền Đông Ukraine đã cho thấy tầm quan trọng của Đức trong mối quan hệ căng thẳng này.

Dù mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố vai trò của một cuộc họp Bộ Tứ Normandy sắp tới ở Trung Quốc đã không còn ý nghĩa nhưng vẫn có cuộc gặp song phương với Ngoại trưởng Đức đã cho thấy bước đi mạnh mẽ và quyết liệt hơn của Nga đối với vấn đề Ukraine, đặc biệt là khi tình hình ở miền Đông Ukraine không hề cải thiện và sự "ngoan cố" của chính quyền Tổng thống Petro Poroshenko.

Theo Huy Vũ

Đất Việt