1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Ukraine kiệt quệ khi phương Tây ngừng cấp tiền

Trong khi nền kinh tế Ukraine đang "hấp hối" thì phương Tây bồi tiếp đòn đau khiến Kiev đứng trước nguy cơ sụp đổ.

Tin ngày 26/3 từ Liên minh châu Âu (EU) cho biết, EU sẽ tạm ngừng cấp hàng tỉ USD hỗ trợ tài chính cho Ukraine vì lo ngại các khoản tiền này rơi vào chiếc “túi không đáy" do tham nhũng.

Tuyên bố trên được đưa ra khi Ukraine đang chuẩn bị cho hội nghị các nhà tài trợ ở Ukraine, dự kiến diễn ra ngày 28/4. Tuy nhiên, quan chức EU chính phủ các nước phương Tây hàng đầu và các định chế tài chính lớn nói rằng chỉ muốn gặp nhau ở Kiev vào cuối năm 2015 để chính quyền Kiev có thêm thời gian đưa ra kế hoạch phân bổ tài chính cụ thể và hiệu quả hơn.

Theo Reuters, các nền kinh tế lớn nhất, như Đức và Mỹ muốn cam kết cung cấp các khoản cho vay dài hạn hàng tỷ USD, nhưng "họ muốn biết tiền của họ sẽ được sử dụng như thế nào".
 
Cảnh sống khốn khó của người dân Ukraine

Cảnh sống khốn khó của người dân Ukraine

Các cường quốc Phương Tây đang xem xét gói viện trợ nhằm phục hồi kinh tế Ukraine đang trên bờ vực vỡ nợ, vì đây là phương thức hiệu quả nhất trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng với Moskva. Tuy nhiên, các nước lại lo ngại đầu tư vào một trong những quốc gia tham nhũng lớn nhất thế giới, Reuters cho biết thêm.

Ngoài ra, một quốc gia châu Âu khác là Thụy Điển đã cam kết cung cấp khoản vay 100 triệu USD cho Ukraine. Chính phủ nước này ngày 11/03 đã đồng ý cung cấp khoản vay trị giá 100 triệu USD nhằm giúp Kiev vượt qua những khó khăn hiện nay về kinh tế.

Thông báo trên được đưa ra nhân chuyến thăm Ukraine của Thủ tướng Thụy Điển Stefan Loefven. Theo đó, khoản vay 100 triệu USD sẽ được Thụy Điển cung cấp cho Ukraine mà không tính lãi suất và sẽ được thanh toán vào đầu năm 2016.

Ngoài ra, Thụy Điển cũng dành cho Ukraine một khoản viện trợ trị giá 26 triệu USD/năm cho tới năm 2020. Tổng thống Ukraine Poroshenko đã lên tiếng cảm ơn sự ủng hộ của Stockholm đối với tình hình khó khăn hiện nay của Kiev.

Tuy nhiên, hiện Ukraine vẫn còn đang nợ rất nhiều, trong đó chỉ riêng nợ Nga đã vào khoảng hơn 6 tỷ USD tiền nợ khí đốt và khoản tiền trái phiếu điện Kremlin mua của Kiev hồi cuối năm 2013. Nếu Moscow đòi khoản tiền này thì ngay lập tức Kiev sẽ lâm vào tình trạng khó khăn.

Bởi vậy, đầu tháng này, ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin vừa thực hiện chuyến đi hai ngày đến Nhật Bản nhằm tìm kiếm một khoản vay dài hạn mới. Đầu tiên, Kiev dự định yêu cầu Tokyo cung cấp khoản tín dụng trị giá 100 tỷ USD, nhưng sau được rút xuống còn 1,8 tỷ USD.

Tuy nhiên, Tokyo nhận thức được rằng, rất có thể khoản vay này sẽ không hiệu quả bởi vì nền kinh tế Ukraine gần như đã sụp đổ nên có thể sẽ không có ý định chuyển giao tiền mặt cho Ukraine mà sẽ chi cho những dự án cụ thể, ví dụ như mua các loại hàng tiêu dùng, hoặc để bổ sung lượng dự trữ vàng và ngoại tệ.

Vào tháng 1/2015 vừa qua, Tokyo cũng tuyên bố sẽ cấp viện trợ kinh tế bổ sung cho Ukraine trị giá hơn 300 triệu USD, một phần sẽ được sử dụng để khôi phục lại khu vực phía Đông của đất nước. Ngoài ra, Nhật cũng sẽ cấp 1 tỷ yên để mua thiết bị y tế cho các bệnh viện của nước này.

Trước sức ép cực lớn phải khôi phục nền kinh tế, Ukraine đã chạy đôn đáo tìm nguồn viện trợ. Tuy nhiên, các quốc gia châu Âu không nước nào có khả năng cho Kiev vay một khoản lớn, còn các nguồn của IMF và EU là các khoản vay dài hạn, không thể một sớm một chiều mà lấy được tiền.

Bởi vậy, cuối tháng 2 vừa qua, Kiev đã phải quay sang cầu cứu Bắc Kinh. Ngân hàng quốc gia Trung Quốc đã đồng ý cung cấp cho Tập đoàn khí đốt Naftogaz của Ukraine khoản tín dụng dưới sự bảo đảm của chính phủ.

Naftogaz đã đạt được thỏa thuận vay của Ngân hàng quốc gia Trung Quốc 3,6 tỷ USD. Theo thông tin chính thức, khoảng 60% số tiền thuộc khoản vay này là để mua thiết bị Trung Quốc, 40% sẽ được chi tiêu vào việc tăng cường hiệu quả của ngành kỹ thuật cơ khí.

Theo Hòa Sơn
Đất Việt