1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Tướng Trung Quốc "ớn" tàu ngầm ở Biển Đông

Nhà bình luận quân sự nổi tiếng Trung Quốc, chuẩn đô đốc Yin Zhuo cho rằng cần phải tăng cường lực lượng chống ngầm của hải quân Trung Quốc trên Biển Đông để đối phó tốc độ phát triển chóng mặt các hạm đội tàu ngầm của hải quân nước ngoài.

Biển Đông nhộn nhịp tàu ngầm

Có vẻ như sự kiện thành lập lữ đoàn tàu ngầm 189 với hai tàu ngầm lớp Kilo 636M Hà Nội và Hồ Chí Minh đang thử nghiệm để chuẩn bị bàn giao cho Việt Nam vào cuối năm nay đã gây nhiều lo lắng cho vị chuẩn đô đốc này.

Theo Yin Zhuo hiện nay, nếu nước Biển Đông trong suốt, có thể thấy vùng nước với độ sâu 1.200m đang sôi động những bóng tàu ngầm của Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Australia… từ tàu nguyên tử đa nhiệm đến tàu ngầm diesel các chủng loại. Và cuối năm nay 'bể bơi' Biển Đông sẽ thêm bóng tàu ngầm Việt Nam. Tất cả các chiến hạm này đều theo một hướng đi từ biển Hoa Đông đến eo biển Malacca. Chuyện này hoàn toàn không vui với chiến lược hải dương và giấc mơ Trung Quốc.

HMAS Rankin, tàu ngầm lớp Collins của Australia.

HMAS Rankin, tàu ngầm lớp Collins của Australia.

ROKS Lee Sunsin (SS 068) Tàu ngầm của Hàn Quốc.

ROKS Lee Sunsin (SS 068) Tàu ngầm của Hàn Quốc.

Tàu ngầm lớp SS Oyashio mã số 590 Oyashio.

Tàu ngầm lớp SS "Oyashio" mã số 590 "Oyashio".
 
Theo ông Yin Zhuo “, Biển Đông hiện nay đang là vùng nước nhộn nhịp nhất thế giới của tàu ngầm, nơi đây có các tàu ngầm nguyên tử của các cường quốc hải quân như Mỹ, Nga và tàu ngầm diesel – điện của các nước có lực lượng hải quân mạnh khác. Trong đó, hoàn toàn có khả năng là tàu ngầm hải quân Nhật Bản. Đặc biệt, các tàu ngầm của Hải quân Australia cũng thường xuyên ghé thăm Biển Đông với mục đích thám sát lực lượng hải quân Trung Quốc.

Nhưng điểm bất an nhất chính là lực lượng tàu ngầm Đông Nam Á của Singapore và Việt Nam. Những nước có lực lượng hải quân khá mạnh và có khả năng chiến đấu cao, được sự giúp đỡ của hai cường quốc hải quân hàng đầu thế giới. “Tăng cường năng lực của lực lượng chống ngầm, bảo vệ những cụm chiến hạm lớn trên biển – đây là bài học mà lực lượng hải quân Trung Quốc cần phải nghiên cứu cụ thể và học thuộc” - Yin Zhuo nhấn mạnh. Cũng theo lời vị chuẩn đô đốc này, nếu so sánh với vùng nước nông của biển Hoa Đông và Hoàng Hải, thì độ sâu 1.200 m của biển Đông thuận lợi cho các hoạt động tác chiến và huấn luyện thực binh, diễn tập của lực lượng chống ngầm.

Bất an


Yin Zhuo đã thẳng thắn thừa nhận sự lo lắng của mình trước việc lữ đoàn tàu ngầm lớp Kilo dự án 636M, đặt hàng ở Nga có thể được sử dụng để ngăn chặn những tuyến đường vận tải thương mại huyết mạch của Trung Quốc qua eo biển Malacca. Đồng thời ông Yin Zhuo cũng không giấu diếm ý đồ muốn kiềm chế lực lượng hải quân ASEAN. “Nếu cứ tiếp tục theo tiến độ này, chỉ sau một vài năm, các nước ASEAN sẽ có những lực lượng hải quân hùng mạnh”- Vị chuẩn đô đốc lo lắng nhận xét. Ông này lưu ý rằng sự phát triển lực lượng tàu ngầm của các nước thành viên khối ASEAN "tự nhiên trở thành một thách thức nhất định cho các nước xung quanh, bao gồm cả Trung Quốc" hay đơn thuần chỉ là Trung Quốc

Ông Yin Zhuo cũng nhấn mạnh: “Hiện nay chưa thể nói thẳng ra rằng, đó là một nguy cơ đe dọa” nhưng những ý định của các nước thành viên ASEAN cũng đã quá rõ ràng. Ví dụ như Việt Nam, sau khi ký kết hiệp định đặt hàng mua tàu ngầm, cũng đã bắt đầu tiến hành xây dựng căn cứ hải quân tàu ngầm, không xa lắm về phía Đông của eo biển Malacca”.

Trước đó, các chuyên gia Trung Quốc đã nhiều lần bày tỏ sự lo ngại về điểm yếu nguy hiểm của tuyến đường vận tải – thương mại đi qua eo biển Malacca và Ấn Độ Dương mà Trung Quốc phụ thuộc rất lớn. Nhưng Trung Quốc lại đang thi hành một chính sách đối ngoại gây tranh cãi và có tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết với một số nước ASEAN.

Tàu ngầm lớp Västergötland của hải quân Singapore.

Tàu ngầm lớp Västergötland của hải quân Singapore.

Tàu ngầm lớp Scorpene của Hải quân Malaysia.

Tàu ngầm lớp Scorpene của Hải quân Malaysia.

Các nước ASEAN trong những năm gần đây đã bắt đầu tăng cường mua sắm các tàu ngầm diesel-điện hiện đại có nguồn gốc châu Âu và Nga. Hải quân Singapore mua tàu ngầm của Thụy Điển lớp Vastergotland, Malaysia mua tàu ngầm của liên minh Pháp-Tây Ban Nha lớp Scorpene, Việt Nam chậm nhất đến tháng 12.2013 sẽ tiếp nhận 2 tàu ngầm dự án Kilo 636 hiện đại. Đồng thời với việc hoàn thiện các cơ sở hạ tầng hạ tầng cho huấn luyện thủy thủ đoàn, nước này sẽ nâng quân cảng của mình lên thành cầu cảng dịch vụ hậu cần kỹ thuật.

Cũng không có gì là ngạc nhiên nếu như Philipines, Thái Lan cũng có những dự kiến tăng cường lực lượng hải quân của mình bằng những chiến hạm, tàu ngầm diesel – điện hiện đại, trong đó có thể Nhật Bản có thể đóng vai trò nhà sản xuất tàu ngầm sử dụng động cơ Striling không cần không khí.

Theo Trịnh Thái Bằng
Tiền phong