1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Tướng quân đội lên làm Thủ tướng: Điều gì chờ đợi Thái Lan?

(Dân trí) - Giới phân tích cho rằng mặc dù việc bổ nhiệm Tướng Prayuth mở đường cho việc thành lập một chính phủ lâm thời, nhưng quyền lực vẫn nằm trong tay của Hội đồng tư vấn quân sự, cơ quan mà theo hiến pháp mới có quyền kiểm soát chính phủ lâm thời, nhất là trong vấn đề an ninh.


Tướng Prayuth
Tướng Prayuth

Tướng Prayuth đã cho biết ông có kế hoạch thúc đẩy một năm cải cách chính trị trước khi diễn ra cuộc bầu cử mới, dự kiến diễn ra vào cuối năm 2015.

Gothom AryaȬ giảng viên về nghiên cứu nhân quyền ở đại học Mahidol, trường đại học danh tiếng của Thái Lan, cho rằng, cuộc bỏ phiếu bầu thủ tướng là nhằm trao cho Tướng Prayuth “quyền lực để điều hành đất nước theo đúng luật”, “cho ông quyền hợp pháp trong hệ thốnɧ cầm quyền của Thái Lan”.

Việc đề cử và bỏ phiếu, theo giới phân tích, không có gì gây ngạc nhiên.

Theo phóng viên Jonathan Head của hãng tin Anh BBC ở Bangkok, cuộc bỏ phiếu bầu Thủ tướng thứ 29 của Thái Lan diễn ra khá hình thức và chóng vánh, chỉ kéo dài có 15 phút. 191 trên tổng số 194 thành viên ɱuốc hội đã bỏ phiếu ủng hộ Tướng Prayuth, ứng viên duy nhất của cuộc bỏ phiếu. Và các thành viên của cơ quan lập pháp phần đa là người trong giới nhà binh và cảnh sát.

Tướng Prayuth sẽ từ chức là lãnh đạo quân đội ɶào tháng 9 tới nhưng sẽ vẫn là người đứng đầu Hội đồng cố vấn, được gọi là Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia.

Nhiệm vụ tiếp theo của Tướng Prayuth là bổ nhiệm nội các 35 thành viên và giám sát việc thiết lập hội đồng cải cách gồm 25İ thành viên, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện một cuộc cải cách chính trị và chính phủ từ gốc đến ngọn. Giới phân tích nhận định đây là một chương trình nghị sự vô cùng tham vọng.

Một số nhà phân tích nhận định Tướng Prayuth sẽ thành công đến đâu trong tham vọng trên phụ thuộc vào việc ông sử dụng “bàn Ŵay quyền lực” của mình khéo léo như thế nào. Giới phê bình cho rằng ông là người quá thẳng thắn và thiếu kiên nhẫn, lại có cái nhìn khá bảo thủ. Trong khi đó, những người ủng hộ ông đánh giá ông là người quyết đoán, biết lắng nghe.

Dựa vào cuộc đảo chính không tiếng súng mà ông tiến hành hồi tháng 5, cho đếŮ nay có vẻ như có ít sự phản kháng. Song giới phân tích cảnh báo điều này có thể thay đổi khi đối mặt với những vấn đề khó khăn hơn.

Tướng Prayuth đã không có mặt trong cuộc bỏ phiếu ở quốc hội vào ngày hôm nay. TŲước đó, ông cho biết sẽ trao lại quyền lực cho chính quyền dân sự khi lộ trình hòa giải 3 bước, trong đó có chính phủ lâm thời giám sát các cải cách và bầu cử, được hoàn tất.

Ngay sau khi được quốc hội bỏ phiếu bổ nhiệm làm thủ tướnŧ, Tướng Prayuth, đang thị sát một đơn vị quân đội ở bên ngoài Bangkok, đã được phóng viên hỏi về thông tin. Ông cho biết “Tôi không biết là tôi đã được yêu cầu gia nhập” và lắc đầu cho biết thêm: “Trước hết, tôi muốn đất nước tiến lên”.

Cải cách từ "gốc đến ngọn"

Mặc dù chỉ là thủ tướng lâm thời trong giai đoạn quân đội lên kế hoạch tổ chức một cuộc tổng tuyển cử vào cuối năm 2015, nhưng ông Prayuth được cho là vẫn nắm giữ nhiều quyền lực, bởi ông vẫn là người đứng đầu Hội đồng tư vấn được gọi là Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia, được thành lập sau cuộc đảo chính hồi tháng 5.

Song ông Prayuth đã cam kết sẽ tiến hành một cuộc cải cách “từ gốc tới ngọn” nhằm ngăn Thái Lan quay trở lại những năm bấŴ ổn như vài năm qua và có thể phục hồi nền dân chủ trong năm tới.

Trong khi đó, có nhiều lo ngại về khả năng quân đội Thái Lan đang củng cố kiểm soát của mình ở đất nước Đông Nam Á này. Bên cạnh lựa chọn các thành viên quốc hội, Hội đồng tư vấn quân sự đã ra một hiến pháp lâm thời hồi tháng 7 vừa qua, trao cho űuân đội nhiều quyền lực. Theo bản hiến pháp mới này, Hội đồng hòa bình và trật tự quốc gia được quyền kiểm soát chính phủ lâm thời đặc biệt trong các vấn đề liên quan tới an ninh.

Hội đồng tư vấn quân sự cũng bổ nhiệm Hội đồng cải cách quốc gia, sẽ giúp đưa ra một hiến ɰháp lâu dài dự kiến có hiệu lực vào tháng 7/2015.

Thái Lan bị chia rẽ sâu sắc giữa những người ủng hộ bà Yingluck, anh trai Thaksin của bà, tỷ phú truyền thông chuyển sang làm chính trị bị lật đổ trong một cuộc đảɯ chính vào năm 2006, và phe bảo hoàng ở thủ đô và miền nam.

Giới phân tích cho rằng kế hoạch cải cách của Tướng Prayuth phản ánh yêu cầu của phe biểu tình chống chính phủ của bà Yingluck, những người đã có “đóng góp lớn” khiến bà Yɩngluck phải từ chức. Họ muốn một hệ thống bầu cử có thể loại bỏ được ảnh hưởng của ông Thaksin.

Kể từ khi lên nắm quyền, Hội đồng tư vấn đã “loại” nhiều quan chức có liên quan đến ông Thakisn trong các cơ quan dân sự và lực lượng cảɮh sát.

Tuy nhiên Tướng Prayuth và các quan chức trong Hội đồng tư vấn đã khẳng định nhờ có sự kiểm soát của quân đội mà Thái Lan đã ổn định trở lại sau nhiềuȠtháng biểu tình bạo lực.

Là một lãnh đạo thẳng tính, ông Prayuth lên làm tư lệnh quân khu thứ nhất, giám sát Bangkok và miền trung, năm 2006 và trở thành tư lệnh lục quân năm 2010.

Một giảng viên Đại ɨọc Mahidol khác cho rằng rất khó có thể biết điều gì diễn ra tiếp theo ở Thái Lan. “Nếu Tướng Prayuth không tôn trọng tiến trình cải cách, chính phủ lâm thời và cuộc bầu cử, chúng ta sẽ còn thấy bất ổn”, ông nhận định.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm