1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Tử tù Nhật không dám tin được tự do sau 48 năm bị giam giữ

(Dân trí) - Ông Iwao Hakamada, tử tù Nhật bị giam giữ suốt 48 năm, đã không tin khi được chị gái thông báo ông sẽ được trả tự do và được xét xử lại.

 

Ông Iwao Hakamada và chị gái Hideko ở khách sạn tại Tokyo ngày 28/3 sau khi ông được trả tự do.

Ông Iwao Hakamada và chị gái Hideko ở khách sạn tại Tokyo ngày 28/3 sau khi ông được trả tự do.

 

Theo đài NHK của Nhật Bản, ông Iwao Hakamada, 78 tuổi, từng là một võ sỹ đấm bốc chuyên nghiệp, đã rời nhà tù ở Tokyo vào chiều tối thứ năm vừa qua. Ông đã bị kết án giết hại 4 người trong một vụ án năm 1966. Các nạn nhân là giám đốc của một công ty chế biến đậu nành và 3 thành viên gia đình ông này ở thành phố Shizuoka, miền trung nước Nhật. Ông Hakamada là nhân viên của công ty. Án tử hình đã được hoàn tất vào năm 1980.

 

Tuy nhiên, vào ngày 27/3 vừa qua, tòa án quận Shizuoka tuyên bố hoãn án tử hình đối với ông Hakamada và thả ông khỏi nhà tù.

 

Theo tòa án, rất nhiều quần áo được dùng làm bằng chứng chủ chốt chống lại ông Hakamada có thể đã bị làm giả. Tòa án khẳng định việc giam giữ ông Hakamada thêm là không công bằng.

 

Đây là lần thứ sáu một tử tù ở Nhật được xét xử lại. Lần gần đây nhất là 9 năm trước và tòa án đã lật ngược phán quyết của 4 trong 5 trường hợp trước.

 

Trong khi đó tờ Asahi Shimbum của Nhật đưa tin, khi chị gái của ông Iwao Hakamada, bà Hideko Hakamada, 81 tuổi, ngày 27/3 vừa qua tới nhà tù thông báo cho ông biết tin ông sẽ được xét xử lại và được trả tự do, ông đã nói: “Đó là lời nói dối”, “Vụ việc đã kết thúc. Hãy về nhà đi”. Nhưng sau đó, bà Hideko Hakamada đã đưa cho ông xem quyết định xét xử lại của tòa một ngày trước đó.

 

Ông Iwao Hakamada và chị gái Hideko ở khách sạn tại Tokyo ngày 28/3 sau khi ông được trả tự do.

Đây cũng là cuộc gặp mặt đầu tiên trong 3 năm rưỡi qua giữa hai chị em họ. Khi bị kết án giết chết 4 người, ông Hakamada đã thường xuyên từ chối gặp chị và những người khác.

 

Quyết định của tòa án đồng nghĩa với việc cuối cùng ông Hakamada được trả tự do sau 48 năm bị bắt giam. Hakamada đã thu dọn đồ đạc rồi sau đó gặp chị gái ở phòng chờ của nhà giam. Khi bước vào phòng, bà Hideko đã chạy đến, gọi tên em và nói “chào mừng trở về nhà”, nhưng ông Hakamada chỉ lắc đầu. Trong chiếc áo cộc tay màu vàng, ông rời nhà giam ở Tokyo sau 5h20 chiều ngày 27/3. Giữa vòng vây của báo chí, ông đã lên xe tới một khách sạn ở Tokyo mà không nói một lời nào.

 

Vụ án 48 năm trước

 

Ông Hakamada bị buộc tội giết chết giám đốc công ty chế biến đậu nành, vợ ông, con trai và con gái ông vào năm 1966. Thi thể của họ được phát hiện trong đống đổ nát của nhà họ sau khi ngôi nhà bị lửa cháy thiêu rụi vào sớm ngày 30/6 năm đó. Ông Hakamada khi đó làm việc tại nhà máy của công ty. Ông bị bắt vào tháng 8 cùng năm và bị buộc tội một tháng sau đó, dựa vào thú nhận mà phía công tố cho biết ông đã khai trong quá trình bị thẩm vấn.

 

Một người từng làm giáo viên ở Shimizu, thành phố Shizuoka, đã nhớ lại đêm trước khi các thi thể được tìm thấy. Khi đó, ông đang dạy học cho người con trai 14 tuổi ở phòng của cậu bé. Ở phòng kế bên, một gia sư khác đang dạy cho người chị gái 17 tuổi. Cô bé đang rất háo hức với kế hoạch tham dự một buổi hòa nhạc của Beatles ở Tokyo 3 ngày sau đó.

 

Người giáo viên biết tin về vụ giết người vào ngày hôm sau. Khi Hakamada bị bắt, ông đã thở phào nhẹ nhõm.

 

Nhưng ông cũng nhớ là thấy khó hiểu trước thông báo của các nhà điều tra hơn một năm sau vụ giết hại. Thông báo cho biết 5 mẫu quần áo dính máu đã được phát hiện bên trong một bể chứa ở nhà máy. Trong quá trình xét xử, các công tố kết luận ông Hakamada đã mặc số quần, áo đó khi giết gia đình người chủ công ty. Người giáo viên năm đó cũng nghi ngờ vì sao các nhà điều tra lại không tìm kiếm mở rộng ra bên ngoài nhà máy.

 

“Ai sẽ là người chịu trách nhiệm vì kết án sai người này? Tôi muốn biết sự thật, chính xác là ai là thủ phạm vụ sát hại?”, người này cho biết.

 

Một quan chức cấp cao ở sở cảnh sát Shizuoka, từng tham gia vào điều tra vụ việc, đã phủ nhận kịch liệt thông tin cho rằng cảnh sát dàn dựng bằng chứng. “Không có chuyện có bằng chứng giả. Không thể có chuyện xét xử lại được. Tôi chắc chắn Hakamada là thủ phạm”. Tuy nhiên, hiện viên cảnh sát này đã không còn sống.

 

Trong suốt quá trình xét xử, tòa án quận đã chấp nhận chỉ 45 lời thú nhận viết tay của Hakamada được công tố đệ trình. Họ cho rằng những thú nhận khác có được một cách bất hợp pháp và do cưỡng ép.

 

Trong suốt quá trình xét xử Hakamada luôn khẳng định mình vô tội.

 

Tòa án cũng chỉ trích các công tố đã thẩm vấn ông Hakamada trung bình 12 tiếng một ngày để lấy cung. Tòa cũng nhận thấy họ có lỗi khi không tiến hành lục soát toàn diện để tìm những vật chứng khác. Tuy nhiên tòa án vẫn ra kết luận ông Hakamada có tội và kết án tử hình ông vào tháng 9/1968. 

 

Vào tháng 5/1982, sau khi án tử hình đối với Hakamada được hoàn tất, ông Hakamada đã viết thư gửi chị gái Hideko rằng: “Em không sợ bản thân án tử hình, nhưng cảm thấy nỗi sợ  hãi to lớn trước cảm giác sợ hãi.”

 
 
 

Vũ Quý

Theo Ashahi, NHK