1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Trung Quốc phát triển tên lửa đẩy mới cho tham vọng mặt trăng

(Dân trí) - Trung Quốc đang phát triển một tên lửa đẩy hạng nặng vốn sẽ được sử dụng cho sứ mệnh có người lái đầu tiên của nước này tới mặt trăng, truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm nay cho biết, cho thấy tham vọng ngày càng lớn của Bắc Kinh trong chương trình vũ trụ.

Theo

 
Theo China Daily, vụ phóng đầu tiên của tên lửa hạng nặng Trường Chinh-9 sẽ diễn ra vào khoảng năm 2028. Tờ báo cũng trích lời các chuyên gia nói rằng việc phát triển tên lửa hiện đang ở giai đoạn nghiên cứu.
 
Tờ báo cho hay, tên lửa có thể chở vật nặng 130 tấn, tương đương với điều mà Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) nhắm tới cho tên lửa đẩy có tên gọi Hệ thống phóng vũ trụ (SLS) của cơ quan này. SLS dự kiến sẽ được phóng lên lần đầu tiên vào năm 2018 với trọng tải thử nghiệm ban đầu là 70 tấn. 
 
NASA đã ca ngợi tên lửa SLS là có “khả năng đẩy chưa có tền lệ”.
 
Li Tongyu, người đứng đầu các sản phẩm vũ trụ tại Học viện Công nghệ Tên lửa đẩy Trung Quốc (CALT), cho biết: “Các thiết bị phóng hiện thời của chúng tôi, trong đó có Trường Chinh-5, dự kiến sắp tiến hành vụ phóng đầu tiên, sẽ đảm nhiệm các hoạt động vũ trụ được lên kế hoạch trong 10 năm tới”.
 
“Nhưng đối các chương trình vũ trụ lâu dài của Trung Quốc, các khả năng đó sẽ là không đủ”.
 
Ông Li cho hay đường kính và chiều cao của Trường Chinh-9 sẽ lớn hơn nhiều so với Trường Chinh-5, và sức đẩy của nó lớn hơn nhiều.
 
Li Jinghong, một nhà thiết kế tại (CALT), cho biết tên lửa sẽ không chỉ được sử dụng cho các sứ mệnh tới mặt trăng, mà còn phục vụ các dự án thăm dò vũ trụ khác.
 
Đường kính của tên lửa có thể từ 8-10 m và trọng lượng của nó ít nhất là 3.000 tấn, ông Li Jinghong nói.
 
Bắc Kinh xem chương trình vũ trụ nhiều tỷ USD là minh chứng cho vị thế đang gia tăng trên toàn cầu và hiểu biết về công nghệ của nước này, đồng thời cũng là bằng chứng về các quyết sách đúng đắn của đảng Cộng sản Trung Quốc.
 
Trung Quốc đã lên kế hoạch cho một trạm vũ trụ thường trực vào khoảng năm 2020 và sau đó là kế hoạch đưa người lên mặt trăng.
 
Trung Quốc hiện có một xe tự hành mang tên Thỏ Ngọc trên bề mặt mặt trăng.

Thỏ Ngọc, được đưa lên trong khuôn khổ sứ mệnh mặt trăng Hằng Nga-3 hồi cuối năm ngoái, đã được giới chức Trung Quốc tuyên bố là một thành công dù nó gặp phải các trục trặc máy móc.

An Bình
Theo AFP

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm