Hồi đầu tuần qua, Rodong Shinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, đã đăng bài xã luận chỉ trích truyền thông Mỹ là “vô liêm sỉ” khi nói rằng Bình Nhưỡng có thể nhận viện trợ quy mô lớn nếu đáp ứng các điều kiện do Washington đưa ra.
“Liên quan tới viện trợ kinh tế như Mỹ quảng cáo, Triều Tiên chưa bao giờ mong chờ nhận khoản viện trợ này”, bài xã luận nhấn mạnh.
Lập trường trên của Bình Nhưỡng rõ ràng đi ngược lại với chiến lược mà Tổng thống Trump đang theo đuổi, trong đó hứa hẹn về tương lai tươi sáng cho Triều Tiên nếu nước này đồng ý phi hạt nhân hóa.
“Tôi thực sự tin tưởng rằng Triều Tiên sẽ có tương lai tươi sáng và sẽ trở thành một đất nước với nền kinh tế và tài chính hùng mạnh. Ông Kim Jong-un đồng ý với tôi điều này. Chuyện đó sẽ xảy ra!”, Tổng thống Trump viết trên Twitter cuối tuần trước.
Mặc dù có bằng chứng rõ ràng cho thấy các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Triều Tiên đã phát huy tác dụng khi đẩy nước này vào tình thế buộc phải thay đổi, song cũng có một số lý do khiến Bình Nhưỡng không coi lời hứa viện trợ kinh tế của Mỹ là số một. Triều Tiên từng tuyên bố rằng ưu tiên hàng đầu của nước này là bảo đảm an ninh.
Là nhà lãnh đạo đầy tự trọng, ông Kim Jong-un không bao giờ muốn tỏ ra là người yếu đuối hay dễ “xiêu lòng” trước các món quà về kinh tế từ bên ngoài. Triều Tiên cũng không muốn quá lệ thuộc vào Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác trong quá trình phát triển nền kinh tế của nước này.
Theo cây bút Motoko Rich của New York Times, chính quyền Kim Jong-un dường như cảm thấy bị “mất mặt” nếu ai đó cho rằng Triều Tiên chịu chấp nhận từ bỏ vũ khí hạt nhân để giành được sự viện trợ từ chính quyền Donald Trump.
“Mỹ đang rao giảng rằng nước này sẽ cung cấp các khoản bồi thường và lợi ích về kinh tế nếu chúng tôi từ bỏ hạt nhân. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ mong đợi sự hỗ trợ đó từ Mỹ khi chúng tôi xây dựng kinh tế, và cũng không có ý định đạt được một thỏa thuận như vậy trong tương lai”, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye-gwan cho biết trong thông báo phát đi chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Trump tuyên bố hủy cuộc gặp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Trước đó hai tháng, ông Kim Jong-un tuyên bố sẽ dừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa, đồng thời theo đuổi một chiến lược mới tập trung vào việc tái thiết nền kinh tế. Mặc dù nhà lãnh đạo Triều Tiên đã đưa ra một số cải cách theo hướng mở cửa thị trường nhưng ông không thể đạt được những mục tiêu kinh tế lớn hơn nếu không có sự giúp đỡ từ nước ngoài. Nếu ông Kim Jong-un không phi hạt nhân hóa để được nới lỏng trừng phạt, Triều Tiên sẽ rất khó để có thể phát triển thịnh vượng.
Thực tế là như vậy, nhưng theo ông Daniel Pinkston, giảng viên quan hệ quốc tế tại Đại học Troy, trong hệ tư tưởng của Triều Tiên, vũ khí hạt nhân mới là yếu tố mang lại sức mạnh và tính hợp hiến cho chính quyền Bình Nhưỡng. Và sức mạnh có được từ vũ khí hạt nhân sẽ giúp Triều Tiên chuyển hóa thành sức mạnh để phát triển kinh tế.
“Nếu Triều Tiên mạnh hơn và quyền lực hơn, nước này sẽ có vị thế tốt hơn để theo đuổi và đạt được các mục tiêu khác, bao gồm phát triển kinh tế”, ông Pinkston nói.
Mong muốn độc lập của Triều Tiên
Mỹ và Hàn Quốc muốn thuyết phục Triều Tiên rằng, việc Bình Nhưỡng tập trung phần lớn nguồn lực quốc gia vào các chương trình hạt nhân và quân sự sẽ khiến nền kinh tế bị thụt lùi. Nhưng Triều Tiên không nghĩ như vậy.
Ban đầu, khi Triều Tiên viện dẫn lý do an ninh liên quan tới cuộc tập trận quân sự chung Mỹ - Hàn để dọa hủy cuộc gặp với Washington, Tổng thống Trump đã tìm cách trấn an Bình Nhưỡng và đưa ra lời hứa hẹn về kinh tế.
“Ông Kim Jong-un sẽ vẫn ngồi ở đó. Ông ấy sẽ vẫn điều hành đất nước của ông ấy. Đất nước của ông ấy sẽ rất giàu và năng động”, ông Trump nói với các phóng viên.
Sau đó, trong bức thư gửi nhà lãnh đạo Triều Tiên để thông báo hủy cuộc gặp, ông Trump viết: “Thế giới, đặc biệt là Triều Tiên, đã mất cơ hội rất lớn để giành được nền hòa bình kéo dài cũng như sự giàu có và thịnh vượng”. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ cuối cùng cũng đổi ý và hội nghị thượng đỉnh vẫn diễn ra như bình thường tại Singapore vào ngày 12/6 tới.
Mặc dù từng bày tỏ mong muốn về các khoản đầu tư nước ngoài và triển vọng phát triển du lịch, song nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng nhấn mạnh rằng ông muốn duy trì sự độc lập của nền kinh tế Triều Tiên. Đây chính là kết quả của hệ tư tưởng “juche” (tự lực cánh sinh) tồn tại ở Triều Tiên trong suốt nhiều năm.
“Độc lập là điều mà họ (Triều Tiên) thực sự quan tâm. Họ muốn nhận được các lợi ích về kinh tế theo điều kiện riêng của họ”, Laura Rosenberger, nhà nghiên cứu cấp cao kiêm giám đốc của Liên minh Bảo đảm Dân chủ, nhận định.
Theo bà Rosenberger, trong quá khứ, nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng từ chối lời mời gặp mặt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vì không muốn thừa nhận rằng nền kinh tế Triều Tiên lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Ngoài ra, ông Kim Jong-un cũng cảnh giác với việc mở cửa quá nhanh nền kinh tế theo hướng tự do. Nhà lãnh đạo trẻ tuổi lo ngại rằng sự tăng lên trong kỳ vọng của người dân cũng như sức mạnh của nền kinh tế có thể khiến Triều Tiên rơi vào tình trạng bất ổn và làm suy yếu chính quyền.
Theo giới phân tích, Mỹ sẽ phải tìm cách để thuyết phục nhà lãnh đạo Kim Jong-un rằng đất nước Triều Tiên, và bản thân ông Kim Jong-un, vẫn an toàn ngay cả khi không còn sở hữu vũ khí hạt nhân, rằng Triều Tiên có thể kiểm soát các điều kiện của thỏa thuận kinh tế với Mỹ để đảm bảo thỏa thuận này chỉ có thể thúc đẩy chứ không thể làm suy yếu chính quyền Bình Nhưỡng, và rằng thỏa thuận mà ông Kim Jong-un đạt được sẽ thể hiện sự tự lực cánh sinh thay vì nhún nhường của Triều Tiên trước Mỹ.
Thành Đạt
Theo New York Times
(Dân trí) - Một người đàn ông với hàng chục năm kinh nghiệm làm việc cho nhiều đời tổng thống Mỹ đã chịu trách nhiệm chuẩn bị hậu cần cho cuộc gặp chưa từng có tiền lệ giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều tại Singapore.
Thứ hai, 04/06/2018 - 03:41
Theo số liệu thống kê, trong khoảng 60 năm qua có chừng hơn 2.000 máy bay các loại, kể cả máy bay quân sự của Không quân Mỹ như B-24, B-17, T-33, bị rơi và mất tích một cách ly kỳ khi đi qua khu vực “Tam giác Nevada”. Dù cách khu vực dân cư tới hơn 25.000 dặm nhưng nhiều vụ tai nạn vẫn diễn ra, thậm chí biến mất không một dấu vết.
Thứ hai, 04/06/2018 - 03:30
(Dân trí) - Phàn nàn rào cản về ngôn ngữ và bất đồng quan điểm với đối tác phương Tây, phái đoàn Trung Quốc đã tỏ ra bực bội ở hậu trường sau khi trở thành tâm điểm chỉ trích tại Đối thoại Shangri-La diễn ra cuối tuần qua tại Singapore.
Thứ hai, 04/06/2018 - 02:56
Người ta đang nói nhiều đến sự sụp đổ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Nhưng IS còn lâu mới chết.
Thứ hai, 04/06/2018 - 12:42
(Dân trí) - Nghi phạm người Nhật Bản Yasumasa Shibuya đã bác bỏ cáo buộc giết hại bé gái người Việt Nam Lê Thị Nhật Linh, 9 tuổi, trong phiên xét xử đầu tiên.
Thứ hai, 04/06/2018 - 12:13
(Dân trí) - Triều Tiên gần đây được cho là đã tiến hành cải tổ quân đội quy mô lớn. Giới quan sát cho rằng, động thái này ít nhiều liên quan đến hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều dự kiến diễn ra vào giữa tháng này ở Singapore.
Thứ hai, 04/06/2018 - 11:55
(Dân trí) - Đồng lãnh đạo một đảng cánh tả của Đức đã kêu gọi chính phủ các nước trong khối G7 cân nhắc đưa Nga trở lại khối, động thái nhằm tạo nên đối trọng với Mỹ trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và 6 nước còn lại có dấu hiệu leo thang vì chính sách thương mại của Mỹ.
Thứ hai, 04/06/2018 - 11:49
(Dân trí) - Báo Hàn Quốc dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết 3 nhà lãnh đạo Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc có thể cùng nhau tuyên bố kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên trong cuộc gặp tại Singapore vào tuần tới.
Thứ hai, 04/06/2018 - 11:29
Mỹ đang cân nhắc tăng cường các cuộc tuần tra Hải quân ở Biển Đông để đối phó với việc Trung Quốc tăng cường quá trình quân sự hóa khu vực.
Thứ hai, 04/06/2018 - 10:30
(Dân trí) - Nhiều ý kiến cho rằng lý do khiến chính quyền Kim Jong-un chấp nhận đàm phán với Mỹ là do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, giới phân tích đã đưa ra những đánh giá tích cực về nền kinh tế Triều Tiên.
Thứ hai, 04/06/2018 - 10:10
(Dân trí) - Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố, liên minh này sẽ không can thiệp trong trường hợp Israel bị Iran tấn công, tạp chí Der Spiegel của Đức cho biết ngày 2/6.
Thứ hai, 04/06/2018 - 10:08
(Dân trí) - Chỉ vài ngày sau khi ra mắt, Quỹ hy vọng (Hope Fund) của Malaysia đã quyên được gần 7 triệu USD từ người dân để giúp chính phủ trả nợ trong bối cảnh nợ công tăng cao.
Thứ hai, 04/06/2018 - 08:28
(Dân trí) - Một nhóm tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Nga đã tới cảng Cam Ranh của Việt Nam, bắt đầu chuyến thăm từ ngày 3-6/6.
Thứ hai, 04/06/2018 - 07:31
(Dân trí) - Bộ trưởng Quốc phòng Anh và Pháp ngày 3/6 tuyên bố sẽ đưa tàu chiến đến Biển Đông để thách thức sự hiện diện quân sự phi pháp của Trung Quốc ở vùng biển này, theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP).
Thứ hai, 04/06/2018 - 07:10
(Dân trí) - Các nghiên cứu cho thấy Trung Quốc đang chuyển trọng tâm từ các hoạt động nghiên cứu trong nước sang mua lại công nghệ của nước ngoài. Những cơ chế giám sát các hoạt động đầu tư của Mỹ chưa hiệu quả và có thể dẫn tới rủi ro Trung Quốc “chiếm” các công nghệ chủ chốt và soán ngôi Mỹ.
Thứ hai, 04/06/2018 - 07:06
(Dân trí) - Triều Tiên ngày 3/6 đã lên án quân đội Hàn Quốc vì tham gia hai cuộc tập trận với Mỹ, đi ngược lại với tinh thần của tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều.
Thứ hai, 04/06/2018 - 07:00
(Dân trí) - Triều Tiên mới đây đã thay 3 quan chức quân đội cấp cao trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, Reuters dẫn lời một quan chức giấu tên của Mỹ cho biết ngày 3/6.
Thứ hai, 04/06/2018 - 06:26
Lời cảnh báo được đưa ra sau khi kết thúc vòng đàm phán thương mại mới nhất giữa hai nước diễn ra tại Bắc Kinh.
Chủ nhật, 03/06/2018 - 08:57
(Dân trí) - Một người đấu giá giấu tên đã nhất trí chi hơn 3,3 triệu USD để ăn trưa cùng với huyền thoại đầu tư của Mỹ, tỷ phú Warren Buffett, Reuters cho biết ngày 3/6.
Chủ nhật, 03/06/2018 - 08:37
(Dân trí) - Khoảng 18.000 binh sĩ thuộc 19 nước NATO đã bắt đầu tham gia vào cuộc tập trận thường niên do quân đội Mỹ dẫn đầu vào ngày hôm nay (3/6) nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng tác chiến tại sườn đông của khối liên minh quân sự, sát với biên giới Nga.
Chủ nhật, 03/06/2018 - 04:05
Reuters ngày 3.6 đưa tin Mỹ đang xem xét tăng cường tuần tra hải quân ở Biển Đông, nhằm thách thức việc Trung Quốc quân sự hóa vùng biển này.
Chủ nhật, 03/06/2018 - 03:32
(Dân trí) - Cuộc đối đầu khốc liệt giữa lực lượng Mỹ và lực lượng đánh thuê được cho là có mối liên hệ với quân đội Syria hồi tháng 2 chỉ diễn ra trong khoảng 4h đồng hồ nhưng đã khiến 200-300 người bên phe Damascus thiệt mạng.
Chủ nhật, 03/06/2018 - 03:08
(Dân trí) - Tổng thống Syria Bashar Assad bày tỏ mong muốn thăm Bình Nhưỡng và hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, báo Rodong Sinmun của Triều Tiên cho biết hôm nay 3/6.
Chủ nhật, 03/06/2018 - 03:01
Trang mạng “Chính nghĩa” của Viện Kiểm sát tối cao Trung Quốc hôm 30/5 đã đăng bài phanh phui con đường cùng cách thức trượt ngã của các nữ quan chức với những chiêu thức, thủ đoạn độc đáo…
Chủ nhật, 03/06/2018 - 01:20