1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Tranh chấp Biển Đông: Giấy không bọc được lửa

Ngày 15-4, tờ Inquirer dẫn trả lời phỏng vấn với Hãng AFP hôm 14-4 của Tổng thống Philippines và ông Benigno Aquino đã nhấn mạnh, những hành động nhằm khẳng định yêu sách của Trung Quốc trên phần lớn diện tích Biển Đông sẽ gây lo ngại trên thế giới...

... Bởi dẫn tới nguy cơ xung đột quân sự. 

Ngoài ra, ông Benigno Aquino còn cảnh báo, các hành động ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh khiến các quốc gia hữu quan lo ngại không thể tiếp cận tuyến đường biển quốc tế, cũng như các khu vực đánh bắt cá trên Biển Đông.

Tổng thống Philippines tuy cho rằng, Bắc Kinh không có ý định vướng vào một cuộc xung đột quân sự liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Manila và các nước châu Á khác, nhưng cũng không loại trừ khả năng này. Ông Benigno Aquino cũng thông báo, Trung Quốc xây dựng 2 đường băng ở khu vực mới cải tạo phi pháp và điều này đang đe dọa các quốc gia khác; do đó thế giới cần cảnh giác với Bắc Kinh.

Khi công du châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng cảnh báo, việc Bắc Kinh quân sự hóa các tranh chấp ở Biển Đông có thể dẫn đến "sự cố nguy hiểm". 
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter thăm Nhật Bản
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter thăm Nhật Bản 

Cũng trong ngày 15-4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phản ứng lại tuyên bố hôm 14-4 của Tổng thống Benigno Aquino - chỉ trích của Philippines không có căn cứ; đồng thời tái khẳng định quan điểm của Bắc Kinh - chỉ đàm phán song phương với những quốc gia hữu quan, không đa phương tranh chấp Biển Đông. Cùng ngày 15-4, Hãng Kyodo dẫn thông báo của Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario:

Mỹ có kế hoạch triển khai các khí tài hải quân và không quân tiên tiến tại Philippines nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự của Washington tại khu vực này. Ông Albert del Rosario cũng cho biết, Manila đã đề nghị Washington hỗ trợ Philippines, trong đó có việc cung cấp vũ khí và huấn luyện quân đội. Và ông sẽ sớm tới Washington để thảo luận về các kế hoạch triển khai quân sự của Mỹ. Philippines từng lo ngại, Trung Quốc có ý đồ ngăn chặn tuyến đường ra vào bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trước đó (13-4), Bộ Ngoại giao Philippines chỉ trích việc Trung Quốc lấn biển, xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông đã hủy hoại 1,2km2 san hô, gây tổn thất kinh tế 100 triệu USD/năm đối với các nước ven biển. Đồng thời bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc khi Bắc Kinh cho rằng, hành động “lấn biển, xây đảo” không phá hoại môi trường sinh thái ở Biển Đông. Manila tiếp tục kêu gọi Bắc Kinh dừng ngay lập tức hành vi “lấn biển, xây đảo”, tôn trọng DOC, đồng thời tìm giải pháp để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

Ngày 14-4, nhà bình luận Frank Ching có bài phân tích trên tờ Japan Times, theo đó Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã chỉ rõ “con đường phải đi” của các nước nhỏ và yếu ở Đông Nam Á là phải đàm phán song phương với Bắc Kinh về tranh chấp biển đảo. Bởi Trung Quốc có ngân sách quân sự đứng thứ hai thế giới, có đội tàu hải cảnh lớn nhất thế giới và nhiều hơn số tàu tuần tra của Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Indonesia và Malaysia cộng lại. Tổng thống Barack Obama từng bày tỏ lo ngại trước việc Trung Quốc sử dụng “cơ bắp” và sức mạnh quân sự bắt nạt các nước láng giềng.

Tờ Wall Streeet Journal vừa đăng báo cáo (lần đầu tiên) của tình báo Hải quân Mỹ (ONI) về Hải quân Trung Quốc, qua đó vạch trần mưu đồ bá chủ châu Á của Bắc Kinh. Bởi trong 10 năm tới, Bắc Kinh sẽ hoàn tất việc chuyển từ lực lượng hải quân ven bờ thành lực lượng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ trên thế giới.

Cũng theo nhận định của ONI, các tàu khu trục mới của Trung Quốc đã được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh chống hạm (ASSM) có thể phóng thẳng đứng YJ-18, và việc này giúp Bắc Kinh tăng khả năng đe dọa tàu chiến Mỹ. Và đến năm 2020, lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc có thể tăng hơn 70 chiếc - Bắc Kinh đang muốn chứng tỏ vị thế siêu cường châu Á, buộc các nước láng giềng phải “e dè, nể sợ”. Có tin nói rằng, Trung Quốc đang mở rộng lực lượng chiến hạm hiện nay lên 300 tàu để khẳng định yêu sách biển vô lý của họ.

Trong khi đó, tờ Thời báo New York cho biết, Bắc Kinh tiếp tục triển khai các hành động phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, khi có rất nhiều tàu thuyền Trung Quốc khai thác cát nhằm biến đá ngầm thành đảo. Trước đó, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris cũng chỉ trích Trung Quốc đang tiến hành các hành động xây đảo nhân tạo chưa từng có - dùng máy xúc xây dựng một Trường Thành bằng cát! Tờ Russian Council cũng từng dẫn phân tích của học giả Yakov Berger, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông của Nga về chủ nghĩa dân tộc trong tiến trình Trung Quốc trở thành “nhà lãnh đạo toàn cầu”.

Ngày 13-4, tờ Wall Street Journal cho biết, lực lượng tin tặc do Chính phủ Trung Quốc tài trợ rất có thể đứng sau chiến dịch tấn công mạng tinh vi nhằm vào cơ quan chính phủ, công ty và giới phóng viên tại Đông Nam Á, Ấn độ và một số nước khác. Và tình báo Trung Quốc đang tập trung thu thập tin tức có liên quan tới Biển Đông bằng mọi thủ đoạn.

Trước đó (11-4), mạng Quan sát (Trung Quốc) cho biết, cùng với việc tàu của Hải quân Trung Quốc vươn ra biển xa, tàu tiếp tế cũng trở thành chủ đề quan trọng. Theo tờ Jane's Defense Weekly, tàu tiếp tế Type 904A của Trung Quốc là loại tàu tiếp tế tổng hợp lớp 15.000 tấn, là biện pháp tiếp tế chủ yếu của lực lượng đồn trú trên đảo ở Biển Đông.

Ngày 13-4, tờ Nhân Dân nhật báo cho biết, ngày 12-4, Trung Quốc đã tổ chức nghi thức khởi động công tác khảo cổ trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tại cảng Thanh Lan, thành phố Văn Xương, đảo Hải Nam.

Theo đó, Trung Quốc điều tàu “Khảo Cổ 01” (cùng 4 tàu bổ trợ khác) tới các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để tiến hành khảo sát trái phép nhằm khẳng định chủ quyền vô lý của họ. 

Theo tờ The Diplomat, Trung Quốc đang đảo hóa bất hợp pháp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khi cải tạo, mở rộng đảo Phú Lâm và xây đường băng dài 2.920m tại đây.

Theo Tuấn Quỳnh/PetroTimes