1. Dòng sự kiện:
  2. Ukraine tấn công tỉnh Kursk của Nga
  3. Xung đột leo thang ở Trung Đông
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Tổng thống Bush cho phép nghe trộm trên đất Mỹ

Chính quyền của tổng thống Bush lại tiếp tục gây thêm một scandal chính trị mới khi ngày 15/12, tờ New York Times của Mỹ tiết lộ, ông Bush đã cho phép các nhân viên an ninh nghe lén các cuộc gọi tại nước này. Vụ việc đang gây ra một làn sóng phản đối ầm ĩ.

Tờ New York Times nói rằng, kể từ sau vụ khủng bố 11/9, tổng thống Mỹ Bush đã cho phép Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (NSA), cơ quan tình báo trong nước không được phép nghe lén điện thoại trong phạm vi lãnh thổ Mỹ, được phép theo dõi các cuộc điện thoại quốc tế và các thư điện tử của hàng trăm người mà không cần phải thông qua toà án.

 

Theo tiết lộ này của giới truyền thông, khoảng 500 cuộc gọi điện thoại và emails đã bị nghe lén và xem trộm và khoảng 5.000-7.000 người nghi ngờ là những kẻ khủng bố đã bị theo dõi trái phép kể từ sau vụ 11/9/2001. Trước đó, việc theo dõi trên đất Mỹ thường chỉ giới hạn trong phạm vi các đại sứ quán nước ngoài.

 

Tiết lộ được đưa ra đúng vào lúc chính quyền ông Bush đang gặp bất lợi khi Thượng viện bác bỏ việc gia hạn những điều khoản về gián điệp của Mỹ.

 

Vụ việc này đã làm bùng lên những phản ứng dữ dội của các nhà lập pháp Mỹ và hố sâu mâu thuẫn trong lòng nước Mỹ lại càng rộng thêm. Thượng nghị sỹ đảng Cộng hoà John McCain đòi phải có lời giải thích, trong lúc Thượng nghị sỹ Arlen Specter, chủ tịch Uỷ Ban Tư Pháp Thượng Viện, thì nói ông sẽ điều tra vụ việc.

 

Những người chỉ trích đã đặt câu hỏi về chuyện việc theo dõi tại Hoa Kỳ như vậy có vượt quá giới hạn pháp lý được quy định trong hiến pháp hay không. Thông thường, theo luật Mỹ, một toà án mật, có tên là Toà án Kiểm soát Tình báo Nước ngoài, mới có quyền cho phép các nhân viên tình báo được phép theo dõi các đối tượng trong phạm vi lãnh thổ Mỹ.

 

"Không nghi ngờ gì, đó là hành vi không phù hợp," ông Specter nói. Ông cũng là một nhân vật thuộc Đảng Cộng hoà, và ông còn nói thêm rằng phiên điều trần trước quốc hội sẽ được tổ chức vào đầu năm tới.

 

Đây có nói là một vụ "rắc rối" tiếp theo của chính quyền Mỹ sau liên tiếp nhiều vụ trước đó như vụ chính quyền Mỹ có hệ thống nhà tù bí mật trên thế giới và quân đội Mỹ đã trả tiền cho các nhà báo ở Iraq để viết các bài báo nói tốt cho Mỹ tại đó.

 

Cũng như các lần trước, các quan chức trong chính quyền ông Bush đã không xác nhận, cũng không bác bỏ các chi tiết được đưa ra trong bài tường thuật của New York Times. Tuy nhiên, chính quyền Bush đã ra sức bảo vệ mạnh mẽ cho các chiến dịch chống khủng bố, nói các hoạt động đó đã giúp ngăn chặn được một số vụ tấn công, trong đó có cả vụ nhằm vào các mục tiêu trên đất Anh.

 

"Sau vụ 11/9, tôi nói với người dân Mỹ rằng tôi sẽ làm tất cả những gì để bảo vệ đất nước. Về vấn đề này (nghe lén), nếu có thể là tất cả những gì tôi làm để bảo vệ sự tự do của người dân Mỹ và với tư cách là tổng thống, tôi có nghĩa vụ và trách nhiệm phải làm như vậy," ông Bush nói.

 

Trước đó, tổng thống Bush cũng đã thừa nhận và chịu "trách nhiệm" trước việc tấn công Iraq là dựa trên thông tin tình báo sai lệch nhưng vẫn cương quyết bảo vệ việc tấn công Iraq, nói rằng điều này là cần thiết.

 

Theo Nguyên Hưng

Vietnamnet/New York Times, AP, BBC, NBC News