1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng gần Nga và rời xa NATO

Mối quan hệ hiện nay của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ngày càng được cũng cố hơn nữa khi họ sẵn sàng vứt bỏ NATO để khôi phục uy tín của họ trong mắt người Nga.

Lần đầu tiên lực lượng hàng không vũ trụ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cùng nhau tham gia chiến dịch quân sự trên lãnh thổ Syria. Cách đây không lâu đến những người lạc quan nhất cũng khó tưởng tượng ra viễn cảnh này, thế nhưng lực lượng hàng không vũ trụ Nga và không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu chiến dịch quân sực cùng nhau ở vùng Al-Bab thuộc tỉnh Aleppo, Syria.


Không quân của Thổ Nhĩ Kỳ và Lực lượng hàng không vũ trụ Nga cùng tấn công IS.

Không quân của Thổ Nhĩ Kỳ và Lực lượng hàng không vũ trụ Nga cùng tấn công IS.

Trong chiến dịch lần này có sự tham gia của 9 máy bay tấn công của lực lượng hàng không vũ trụ Nga và 8 máy bay của không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Người điều hành Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga, Trung tướng Sergey Rudskoy tuyên bố rằng, những hành động này đều được phối hợp với phía Syria nhằm chống lại IS. Dưới sự không kích của lực lượng này, IS ở khu vực Al-Bab đã bị dồn vào chân tường.

Chỉ huy của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã lệnh tiến hành bố trí lại lực lượng và chủ động tăng cường hơn nữa. Theo kế hoạch dự kiến, một cuộc tấn công mới sẽ được thực hiện sắp tới và trong cuộc tấn công này có sự tham gia của lực lượng hàng không vũ trụ Nga.

Nên nhớ rằng, Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO và đồng thời là đồng minh của Mỹ. Việc Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng công khai gần Nga tránh xa NATO sẽ khiến NATO nổi giận.

Nguyên nhân Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng theo Nga được cho là do bị NATO áp bức về kinh tế, ngoài ra còn liên quan đến việc họ cho rằng, Hoa Kỳ và NATO đứng sau vụ đảo chính quân sự.

Mặt khác, do Thổ Nhĩ Kỳ bị Mỹ ép buộc. Sự việc này liên quan đến việc tổng thống Recep Tayyip Erdogan, khi ông đề nghị tổng thống Mỹ Barack Obama cùng mở cuộc tấn công doanh vào trại Raqqa, nhưng điều này chỉ được thực hiện khi Mỹ cắt đứt mối liên lạc với lực lượng người Kurd. Kết quả là Washington từ chối đề nghị này và tiếp tục lợi dụng quân bài người Kurd.

Ngay sau đó thậm chí Bộ Quốc phòng Nga và Bộ tham mưu lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thỏa thuận về việc ngăn ngừa các cuộc đụng độ và bảo đảm an toàn các chuyến bay, tránh xảy ra những sụ cố đáng tiếc như việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 của Nga.

Nhớ lại rằng, sau sự kiện bắn rơi máy bay Su-24 mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trở nên rất căng thẳng nhưng hiện tại mọi thứ đều đã thay đổi, mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang trở nên tốt hơn, Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý cho Nga sử dụng căn cứ không quân trên lãnh thổ của họ, đồng thời cùng với Nga phối hợp với nhau trong việc tiêu diệt khủng bố IS. Dường như họ đã tìm thấy tiếng nói chung và đẩy lên thành mối quan hệ hợp tác toàn diện. Tất nhiên để có được thành quả như ngày hôm nay, vào tháng 8/2016 trong chuyến thăm của Tổng thống Erdogan tới St. Petersburg đã bày tỏ xin lỗi về sự cố bắn rơi máy bay đồng thời đề nghị hợp tác cùng nhau tiến hanh hoạt động không kích tiêu diệt IS ở Syria.

Ngay sau đó mối quan hệ giữa Nga-Thổ ngày càng tốt lên và nó đã gây bất ngờ lớn cho cả thế giới bởi những chính sách mới của họ. Mối quan hệ giữa hai nước này càng tốt đẹp thì chứng tỏ Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng rời xa NATO và Mỹ. Hiện nay sau khi cùng với lực lượng hàng không vũ trụ Nga giải phóng thành phố Aleppo hai nước tiếp tục duy trì thỏa thuận ngừng bắn ở khu vực này và tiếp tục hợp tác trong việc tiêu diệt hoàn toàn IS ở Syria.

Một số chuyên gia quân sự cho rằng, nguyên nhân Thổ Nhĩ Kỳ tiến lại gần Nga là do những sai lầm của phương Tây. Những chính sách sai lầm của họ đã buộc Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách tiến gần Nga hơn mặc dù quá trình này tương đối khó khăn nhưng cuối cùng họ vẫn đạt được. Và mối quan hệ hiện nay của họ ngày càng được cũng cố hơn nữa khi họ sẵn sàng vứt bỏ NATO để khôi phục uy tín của họ trong mắt người Nga.

Theo Nguyễn Giang

Báo Đất việt