Thấy gì từ đợt tập trận bắn đạn thật ồ ạt của Trung Quốc?
(Dân trí) - Quân đội Trung Quốc công bố tiến hành một loạt cuộc tập trận quy mô kéo dài trong 3 tháng, trong đó có các cuộc diễn tập bắn đạn thật ở 4 vùng biển, gồm cả Vịnh Bắc Bộ, với sự tham gia của nhiều đơn vị và quân khu.
Theo hãng tin AFP, đây là phản ứng đối với cuộc tập trận quân sự chung được tổ chức giữa Mỹ, Ấn và Nhật ngoài khơi bờ nam của Nhật từ 25/7 đến 30/7.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Quân ủy Trung ương Trung Quốc gần đây đã phê chuẩn cuộc tập trận Huoli-2014 (Hỏa Lực 2014), bao gồm 10 cuộc tập trận quân sự liên khu từ tháng 7 đến tháng 9 và huy động 7 quân khu, lực lượng không quân, 4 trường chuyên ɮghiệp, nhiều căn cứ và trường bắn.
Cuộc diễn tập kéo dài 3 tháng trùng với một cuộc diễn tập kéo dài 2 tháng khác có tên Kuayue-2014 Zhurihe đang diễn ra ở Nội Mông từ tháng 7.
Quân đội Trung Quốc đã ra lệnh tiếɮ hành cuộc diễn tập Huoli-2014 càng giống với một cuộc chiến thật càng tốt và loại bỏ các yếu tố nghi thức như kế hoạch trận chiến, diễn tập thử, kéo cờ, tìm hiểu trước địa hình gần mục tiêu. Yếu tố này cũng được áp dụng trong cuộc diễn tập Kuayue-201ȴ Zhurihe.
Ngoài ra Trung Quốc cũng công bố một cuộc diễn tập bắn đạn thật ở Hoa Đông từ 12h-16h hàng ngày từ 29/7-15/8.
Ngoài cuộc tập trận bắn đạn thật ở Hoa Đông dự kiến diễn ra vào ngày mai, Trung Quốc còn tiến hành diễn tập bắn đạn thật ở Bột Hải và Hoàng Hải từ 16h ngày 25/7 đến 16h ngày 1/8 và Vịnh Bắc Bộ, gần Việt Nam từ 8h-18h hàng ngày, từ ngày 26/7-1/8.
12 sân bay gần quân khu Nam Kinh và Tế Nam đã được lệnh giảm 25% số chuyến baɹ trong thời gian diễn ra Huoli-2014. Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra tuyên bố cho hay, giới chức hàng không quân và dân sự sẽ tiến hành các bước nhằm giảm thiểu tác động của các cuộc tập trận mới.
Tờ Tin tức Bắc Kinh ngày hôm qua dẫn lờɩ Trương Quân Xã, nhà nghiên cứu Viện nghiên cứu quân sự Hải quân Trung Quốc cho rằng sự trùng hợp về thời gian của các cuộc diễn tập bắn đạn thật này chỉ là “tình cờ”.
Song các cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang mở rộng tầm với của hải quân nước này và sử dụng sức mạnh này để khẳng định cho các tuyên bố chủ quyền ở khu vực. Tàu Trung Quốc và Nhật thường xuyên “chạm trán” ở ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa hai nước trên Hɯa Đông. Trong khi đó, Trung Quốc đã bị phản đối mạnh mẽ khi cho hạ đặt giàn khoan nước sâu trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đầu tháng năm. Philippines cùng tìm đến tòa án trọng tài Liên hợp quốc trong tranh chấp chủ quyềnȠở Biển Đông với Trung Quốc.
Suh Jin Young, giáo sư danh dự về chính trị Trung Quốc tại Đại học Hàn Quốc, Seoul, cho rằng, điều khác với trước đây là Trung Quốc đang thực hiện tuyên bố chủ quyền của mình theo một cách ầm ĩ hơn, khiếnȠTrung Quốc có vẻ như đang làm gia tăng căng thẳng quân sự.
“Nhưng trong mắt Trung Quốc, căng thẳng là do Mỹ, Nhật khởi xướng và Trung Quốc nghĩ rằng họ chỉ đang làm những gì họ thường làm.”
Các chuyên gia quân ɳự cũng cho rằng các cuộc diễn tập ồ ạt trên, trong đó có cuộc tập trận ở Hoa Đông, là nhằm chứng tỏ quan điểm cứng rắn của Trung Quốc đối với Nhật, một đồng minh của Mỹ, và trùng với thời điểm kỷ niệm 120 năm chiến tranh Trung-Nhật lần đầu tiên.
ȊCũng nói về cuộc tập trận ở Hoa Đông, Ni Lexiong, giám đốc trung tâm nghiên cứu chính sách quốc phòng tại Đại học Khoa học chính trị và Luật Thượng Hải, cho rằng cuộc tập trận quy mô ở trong vùng biển phía đông nước này là rất hiếm và là ɭột lời “cảnh báo” tới Nhật.
Hãng thông tấn Nhật Asahi Simbun nhận định thời gian tập trận kéo dài như trên là chưa từng có tiền lệ và là nhằm củng cố khả năng chiến đấu thực sự của quân đội Trung Quốc.
Trung Anh
Tổng hợp