1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

“Thâm nhập” địa điểm ô nhiễm nhất Tây Bán Cầu

(Dân trí) - Cơ sở hạt nhân Hanford, nằm ở tận cùng phía tây bắc của lục địa Hoa Kỳ, là địa điểm hạt nhân ô nhiễm nhất tại Tây Bán Cầu.

 
“Thâm nhập” địa điểm ô nhiễm nhất Tây Bán Cầu - 1
Hanford tọa lạc bên bờ sông Columbia tại bang Washington.

“Thâm nhập” địa điểm ô nhiễm nhất Tây Bán Cầu - 2
Tại Hanford, chất thải phóng xạ cao đang được di chuyển khỏi các bể chứa dễ bị rò rỉ. Các điểm hình tròn trên mặt sàn được thông với các ống, nơi nhiên liệu và chất thải phóng xạ lỏng sẽ được đưa vào trong các hầm ngầm khổng lồ. Hanford nằm ngay cạnh sông Columbia, con sông cung cấp nước cho các khu vực trồng trọt lớn của khu vực.

“Thâm nhập” địa điểm ô nhiễm nhất Tây Bán Cầu - 3
52 tòa nhà tại Hanford đã bị nhiễm phóng xạ, và một khu vực rộng tới 622km không có người ở vì đất bị nhiễm nhiều chất thải phóng xạ như uranium, cesium, strontium, plutonium và các nuclit phóng xạ chết người khác tới nỗi chúng ngấm vào nước ngầm. Tổng cộng, hơn 204.000m3 chất thải chết người hiện vẫn nằm tại địa điểm này, chiếm 2/3 chất thải hạt nhân của toàn nước Mỹ.

“Thâm nhập” địa điểm ô nhiễm nhất Tây Bán Cầu - 4
Khi Hanford đóng cửa năm 1988, chính phủ Mỹ đã công bố một dự án khử độc lớn. Thậm chí ngày nay, dự án vẫn tiêu tốn hơn 2 tỷ USD mỗi năm. Công tác khử độc thường xuyên bị gián đoạn bởi các sự cố, tai nạn và dự kiến không thể hoàn thành cho tới tận năm 2052.

“Thâm nhập” địa điểm ô nhiễm nhất Tây Bán Cầu - 5
Khởi động năm 1943, một dự án xây dựng khổng lồ đã tạo ra 9 lò phản ứng hạt nhân tại Hanford. Một trong số chúng, lò phản ứng B (ảnh), là lò phản ứng đầu tiên dạng này. Đây là nơi Mỹ đã tạo ra plutonium được sử dụng cho Dự án Manhattan - dự án phát triển vũ khí hạt nhân đầu tiên trong Thế chiến II. Nó đã cung cấp 6,4kg plutonium cho Fat Man, quả bom được thả xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản ngày 9/8/1945. Trong Chiến tranh Lạnh, nó cung cấp plutonium cho tòa bộ kho hạt nhân của quân đội Mỹ.

“Thâm nhập” địa điểm ô nhiễm nhất Tây Bán Cầu - 6
Các xe tải đậu bên ngoài cơ sở Tiếp nhận và xử lý chất thải tại Hanford. Năm ngoái, 210 trận động đất đã xảy ra tại khu vực Hanford, trận mạnh nhất có cường độ 3,0 độ richter.

“Thâm nhập” địa điểm ô nhiễm nhất Tây Bán Cầu - 7
Hanford vào năm 1955: Nước Mỹ tự hào về Hanford. Như một cách để cảm ơn các nhân viên và nhà thầu tại Hanford về sự hi sinh hàng ngày, họ đã nhận được những chiếc huy hiệu nhỏ mô phỏng đám mây hình nấm.

“Thâm nhập” địa điểm ô nhiễm nhất Tây Bán Cầu - 8
Nhưng ngày nay, niềm tự hào đó đã biến thành nỗi kinh hãi. Các nông dân và người dân sống tại Richland và 2 thị trấn lân cận Pasco và Kennewick nằm trong số những người bị nhiễm phóng xạ cao nhất thế giới.

“Thâm nhập” địa điểm ô nhiễm nhất Tây Bán Cầu - 9
Một nhân viên X-quang kiểm tra các ống chứa chất thải hạt nhân tại cơ sở Tiếp nhận và xử lý chất thải.

“Thâm nhập” địa điểm ô nhiễm nhất Tây Bán Cầu - 10
Tháng 6/2010, khu hạt nhân Hanford đã bị nhấn chìm trong một vụ cháy rừng. Ngọn lửa đã đe dọa các địa điểm chứa chất thải hạt nhân và khiến hàng nghìn người phải sơ tán.

“Thâm nhập” địa điểm ô nhiễm nhất Tây Bán Cầu - 11
Công tác thi công đang được tiến hành đối với một nhà máy xử lý chất thải mới tại Hanford. Hơn 100.000 thanh nhiên liệu đã qua sử dụng vẫn nằm trong trong các thùng bị rò rỉ gần sông Columbia.

“Thâm nhập” địa điểm ô nhiễm nhất Tây Bán Cầu - 12
Trong một bức ảnh năm 2003, một cần trục đang phá hủy các tòa nhà từng là nơi chứa các thiết bị nhằm chiết xuất và cô đặc plutonium từ các thanh nhiên liệu. Những người bảo vệ Hanford khẳng định rằng nơi này đã giúp Chiến tranh Lạnh nguội đi, nhưng người dân tại khu vực phải gánh chịu hậu quả nặng nề như các vụ xảy thai, dị tật bẩm sinh, các căn bệnh hiếm gặp và ung thư.

An Bình
Theo Spiegel

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm