1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Tên lửa Trung Quốc phóng từ tàu ngầm có thể tấn công 50 bang của Mỹ

(Dân trí) - Trang tin Bloomsberg cho biết Trung Quốc chuẩn bị trang bị tên lửa hạt nhân cho các tàu ngầm để bí mật tăng phạm vi tấn công tới toàn bộ 50 bang của Mỹ. Các tên lửa này cũng được thiết kế có khả năng tàng hình để trả đũa trong các cuộc tấn công của đối phương.

Tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đang ra khơi

Tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đang ra khơi

Báo cáo hàng năm của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung gửi tới Quốc hội Mỹ hồi tháng 11 cho hay Trung Quốc chuẩn bị trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân JL-2 (Ngưu Lang-2) cho tàu ngầm lớp Jin, giúp nước này có khả năng phản ứng linh động hơn với các cuộc tấn công từ kẻ thù tiềm tàng. Hiện Trung Quốc đã có 3 tàu ngầm lớp Jin và sẽ bổ sung thêm vào năm 2020.

Với tầm xa khoảng 7.400 km, tên lửa JL-2 cho phép Trung Quốc có thể tấn công Alaska nếu phóng tên lửa từ vùng nước nội thủy của Trung Quốc; chạm tới Alaska và Hawaii nếu phóng từ vùng biển phía Nam gần với Nhật Bản. Hơn thế, Bắc Kinh có thể vươn tới khu vực Alaska, Hawaii và vùng lục địa phía Tây nước Mỹ nếu bắn tên lửa JL-2 từ vùng biển Tây Hawaii; đe dọa toàn bộ 50 bang của Mỹ nếu địa điểm bắn tên lửa JL-2 là vùng biển phía Đông của Hawaii.

Các tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân này có lẽ sẽ tiến hành các cuộc tuần tra đầu tiên cùng với tên lửa vào cuối năm nay, "tạo cho Trung Quốc lá chắn hạt nhân đáng tin cậy ở dưới biển", Bloomsberg cho biết.

Việc triển khai tàu ngầm trên sẽ nâng cao vị thế của Trung Quốc, trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình tìm cách chấm dứt cái mà ông gọi là "những suy nghĩ thời Chiến tranh Lạnh", vốn dẫn tới sự thống trị của Mỹ đối với an ninh châu Á-Thái Bình Dương. Kể từ khi lên nắm quyền, ông Tập đã tăng chi tiêu quân sự, tập trung vào năng lực tầm xa, gồm cả kế hoạch mua thêm tàu sân bay của nước này.

Chiến lược gia độc lập Nicolas Giacometti đánh giá rằng: "Lần đầu tiên trong lịch sử, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc sẽ được bảo đảm an toàn trước những đòn đánh phủ đầu nhằm vô hiệu hóa. Đó là bước nhảy vọt cuối cùng hướng tới sự bảo đảm về năng lực trả đũa hạt nhân của Bắc Kinh".

Tuy nhiên, việc triển khai này cũng tạo áp lực cho Bắc Kinh phải trấn an giới quân sự nước ngoài rằng về khả năng liên lạc và kiểm soát những tàu ngầm này của chính quyền trung ương.

Trung Quốc tuyên bố nước này đã thiết lập những quy trình “kiểm soát tích cực” đảm bảo quyền kiểm soát tuyệt đối của quân ủy đối với vũ khí hạt nhân. 

Báo cáo hàng năm của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung cũng nhận định: “Sau năm 2006, không thể đánh giá chính xác số lượng tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và số lượng đầu đạn của Trung Quốc do sự thiếu minh bạch trong chương trình hạt nhân của nước này”.

Cho đến năm 2006, tên lửa đạn đạo duy nhất của Bắc Kinh có thể mang theo đầu đạn hạt nhân đến lục địa Mỹ là loại DF-5 (Đông Phong 5), sử dụng nhiên liệu lỏng và chứa trong các hầm tên lửa. Chúng được xem là dễ bị tấn công do tên lửa phải được giữ trong hầm chứa trong quá trình nạp nhiên liệu có thể mất đến vài giờ. Để bảo vệ các tên lửa này, Trung Quốc đã xây dựng các hầm tên lửa ngụy trang và ban hành một chính sách bảo mật khiến cho việc một đòn đánh phủ đầu để vô hiệu hóa rất khó thực hiện.

Thoa Phạm
Theo Bloomsberg

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm