1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Tên lửa siêu thanh của Mỹ phát nổ chỉ 4 giây sau khi rời bệ phóng

(Dân trí) - Một vũ khí siêu thanh tiên tiến mới của quân đội Mỹ đã phát nổ chỉ 4 giây sau khi rời bệ phóng trong cuộc thử nghiệm vào sáng ngày 25/8, Lầu Năm Góc xác nhận.

Một vụ thử nghiệm vũ khí siêu thanh tiên tiến của quân đội Mỹ hồi năm 2011.
Một vụ thử nghiệm vũ khí siêu thanh tiên tiến của quân đội Mỹ hồi năm 2011.

Theo một thông cáo báo chí của Lầu Năm Góc, vụ phóng thử nghiệm đã thất bại do một sự cố chỉ 4 giây do một sự cố sau khi tên lửa được phóng lên từ Trung tâm phóng Kodiak tại bang Alaska, khiến nhóm vận hành phải bấm nút tự hủy tên lửa để đảm bảo an toàn của công chúng.

Tuyên bố cho biết thêm rằng giới chức đang tiến hành một cuộc điều tra đầy đủ về nguyên nhân của thất bại này.

Thông cáo báo chí của Lầu Năm Góc không tiết lộ các thông tin về vụ việc, nhưng đài phát thanh tại Alaska KMXT dẫn lời các nhân chứng cho hay vũ khí đã nhanh chóng bị chệch đường bay trước khi phát nổ.

Vụ thử nghiệm của quân đội Mỹ nằm trong khuôn khổ một chương trình phát triển có tên gọi “Đòn tấn công nhanh toàn cầu” (CPGS), vốn nhằm phát triển vũ khí phi hạt nhân tầm xa có khả năng tiếp cận nhanh mục tiêu khắp toàn cầu. CPGS đã được phát triển kể từ năm 2003 và chương trình có thể được đưa vào sử dụng vào đầu những năm 2020.

Mặc dù một vũ khí CPGS có thể quá đắt để sử dụng nhằm vào các mục tiêu nhỏ, như các phương tiện hoặc các tổ hợp phòng không, nhưng chúng có thể cho phép Lầu Năm Góc làm chủ khả năng vô hiệu các trung tâm chỉ huy và kiểm soát vốn tạo thành nòng cốt của các hệ thống phòng thủ hiện đại.

Chương trình vũ khí siêu thanh tiên tiến của quân đội Mỹ đã có một vụ phóng thử thành công ở Hawaii vào tháng 11/2011, bay xa hơn 4.000 km chỉ trong 30 phút. Mục tiêu của vũ khí là di chuyển với vận tốc 5.800 km/h.

Quân đội Mỹ cho hay lực lượng này có ý định nghiên cứu và đầu tư vào các vũ kí siêu thanh, biến nó trở thành một trong những ưu tiên công nghệ then chốt được vạch ra trong chiến lược phát triển kéo dài 30 năm.

An Bình
Theo AP