1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Tại sao Mỹ bố trí 12 vệ tinh gián điệp trên bầu trời nước Nga?

Trước khi Nga bắn thử tên lửa đạn đạo vượt đại châu Bạch dương mang đầu đạn kiểu mới, Cơ quan Tình báo Mỹ đã tổ chức theo dõi từ đầu đến cuối. Mỹ điều động tập trung 12 vệ tinh gián điệp phân bố trên bầu trời Nga, đưa vào “trạng thái giám sát tốt nhất”.

Đồng thời quân Mỹ còn sử dụng các trang bị kỹ thuật công nghệ cao được bố trí ở trong nước và ở Nhật Bản, Hàn Quốc để theo dõi.

 

Ngày 21/11/2005, các quan chức Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thừa nhận, đầu tháng 11/2005, Nga đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo vượt đại châu hệ Bạch dương tốc độ siêu âm. Đầu đạn của tên lửa đạn đạo này có thể đột nhiên chuyển hướng khi đang bay siêu cao tốc 4,8 km/giây và không ảnh hưởng gì đến độ chính xác lao tới mục tiêu. Giới phân tích cho biết, với tính năng kỹ thuật tên lửa đánh chặn này thì hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ sẽ trở thành "vật trưng bày".

 

Tình báo Mỹ theo dõi Nga từng phút

 

Theo báo chí, với sự phong tỏa nghiêm ngặt và bảo mật tin tức của lực lượng tên lửa đạn đạo chiến lược Nga, đêm 1/11/2005, tên lửa đạn đạo vượt đại châu Bạch dương mang đầu đạn kiểu mới được bắn thử từ trường bắn thử nghiệm Kapusjin, miền Nam nước Nga. Sau khi bay với tốc độ hơn 2.500 km/giờ, đầu đạn tên lửa đã bắn trúng mục tiêu dự định trên một trường bắn thử nghiệm Barkash trong nội địa Kazakhstan.

 

Trước khi Nga bắn thử một ngày, bằng những con đường khác nhau, Cơ quan Tình báo Mỹ đã có tin này và tổ chức theo dõi từ đầu đến cuối. Ngay lập tức, Mỹ đã điều động tập trung 12 vệ tinh gián điệp phân bố trên bầu trời Nga, đưa vào “trạng thái giám sát tốt nhất”, theo dõi mọi thời khắc xung quanh khu vực trường bắn. Đồng thời quân Mỹ còn sử dụng các trang bị kỹ thuật công nghệ cao được bố trí ở trong nước và ở Nhật Bản, Hàn Quốc để theo dõi.

 

Do vệ tinh gián điệp của Mỹ ở quỹ đạo thấp, thậm chí có thể quan sát thấy rõ mục tiêu với đường kính 10 cm nên từng diễn biến của quá trình tên lửa đạn đạo vượt đại châu Bạch dương từ lúc phóng đến bắn trúng mục tiêu đều được thâu tóm.

 

Ngày hôm sau, khi Hãng thông tấn TASS (Nga) phát tin thì người phát ngôn Lầu Năm Góc  không bình luận gì, chỉ nói là “tin tức liên quan đang trong quá trình thẩm tra đối chiếu”. Chiều 21/11/2005, giới quan chức tình báo quân đội Mỹ đã thừa nhận: “Đầu đạn tên lửa đạn đạo phóng thử của Nga hồi đầu tháng đúng là có đặc điểm “đột nhiên chuyển hướng”; đồng thời còn cho biết từ cách đây vài năm, Moskva đã nghiên cứu loại đầu đạn tên lửa đạn đạo có thể chuyển hướng, nay kỹ thuật tương quan đã thành thục, mục tiêu của Nga là đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ”.

 

Quỹ đạo bay không dự đoán được

 

Một số chuyên gia quân sự cho biết, hệ thống phòng ngự tên lửa đạn đạo của Mỹ chủ yếu được tổ hợp từ hệ thống dự cảnh (vệ tinh và rađa), rađa khống chế lửa (rađa mặt đất), hệ thống quản lý và chỉ huy điều khiển thông tin tác chiến (BM/C3) và tên lửa mang đầu đạn bắn chặn. Trình tự vận động cơ bản của hệ thống phòng ngự tên lửa đạn đạo của Mỹ là, đầu tiên sử dụng vệ tinh dự cảnh phát hiện tên lửa đạn đạo của đối phương, dẫn dắt rađa dự cảnh lùng tìm và giám sát tên lửa đạn đạo tập kích, sau đó tính toán chuẩn xác quỹ đạo bay của tên lửa này, cuối cùng phóng tên lửa đạn đạo, thực hiện đánh chặn.

 

Từ cơ chế tác chiến này của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, người ta có thể nhìn thấy, xác định chính xác quỹ đạo bay của tên lửa đạn đạo tập kích là điều kiện cho việc đánh chặn thành công.

 

Vì vậy,  thủ đoạn đối lập là công kích vệ tinh dự cảnh, làm nhiễu rađa theo dõi, lắp đặt hệ thống điều khiển trên đầu đạn khiến tên lửa đạn đạo thực hiện biến đổi quỹ đạo bay, đây là giải pháp có hiệu quả nhất để phá giải hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.

 

Các nhà khoa học quân đội Nga đã nhìn thấy ưu thế này nên họ đã đẩy mạnh nghiên cứu kỹ thuật “biến đổi quỹ đạo”. Sau nhiều lần cải tiến, cuối cùng đã có tiến triển mang tính đột phá. Theo tiết lộ, tên lửa đạn đạo Bạch dương mà Nga bắn thử vào tháng 11/2005 có thể bay biến đổi quỹ đạo với 5 lần tăng tốc, có năng lực đột phá phòng tuyến rất mạnh và công kích chính xác.

 

Vì loại tên lửa “biến đổi quỹ đạo” này với đại đa số thời gian không vận hành theo đường parabol mà là men bám theo tầng khí quyển dày đặc gần như là bay ngang và nhiều lần đổi hướng, khiến hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo đối phương không có cách nào dự đoán chính xác quỹ đạo bay của nó.

 

Dư luận cho rằng, việc thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo vượt đại châu Bạch dương mang đầu đạn kiểu mới lần này là cái mốc đánh dấu Nga thực sự nắm được “ngón sở trường” phá giải hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo

 

Theo Nguyễn Mau

An ninh thế giới/Quân sự hiện đại