1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Số phận con gái tên trùm diệt chủng Pol Pot

"Hai triệu người chết? Người ta không nói điều đó với tôi”, Mea Sitch, 20 tuổi, con gái của Pol Pot đã thốt lên như vậy khi người ta nói với cô về sự diệt chủng.

Lần duy nhất Mea Sitch gặp các nhà báo là ngày 18/4/1998, ngày mà Pol Pot lên giàn hoả thiêu. Sau lễ tang, cả hai phụ nữ biến mất trong thiên nhiên, có sự giám sát của Khơme đỏ. Từ đó không có tin tức gì.

 

Xuất hiện trước giới báo chí theo lệnh của Khơme đỏ, cô bé (khi đó 12 tuổi) khiếp sợ núp sau mẹ là Mea Son. Cô bé chỉ biết có rừng rậm, sinh ra ở một trại kín đáo (“cơ quan 87”), thường đi theo cha, nay đột nhiên bị đẩy ra trước sân khấu.

 

Ở trường trung học phổ thông (lycée) hoàng gia, người ta giới thiệu với chúng tôi (đang điều tra về sự cải tổ của Khơ me đỏ) bà Cheam Seok, giáo sư và là bà già đi kèm Mea Sitch.

 

“Các ông gặp may, hôm nay Mea Sitch mừng sinh nhật 17 tuổi”. Chúng tôi đã mua một bánh ga tô có kem và đến nhà Mea Sitch. Trong sân có hai người đàn ông mang điện đài xách tay, nằm ườn trong võng, vừa ngủ trưa dậy.

 

Mea Sitch là cô gái mảnh dẻ, bên cạnh có mẹ là Mea Son và các bạn gái. Từ nay, Mea Sitch có tên là Sar Patchata. Mẹ cô đã tái hôn với Tep Kunnal, thư ký riêng của “anh cả” (một trong những biệt danh của Pol Pot). Trước khi chết, y đã buộc người thư ký của mình thề phải chăm sóc Mea Son và Mea Sitch.

 

Người thư ký này đã làm tròn nhiệm vụ một cách chu đáo. Hai người chuyên chú “kinh doanh” (nghề trồng lúa và khách sạn). Mea Sith được đưa đến lycée Sisophon với một căn cước mượn.

 

Thực tế là, Mea Sith, tức là Sar Patchata, bỡ ngỡ khi nghe nói về tội ác diệt chủng, với 2 triệu nạn nhân: “người ta chưa bao giờ nói với tôi về chuyện đó!”. Chúng tôi hỏi cô muốn làm nghề gì: “Tôi muốn là nhà báo”. Bà mẹ cô thực dụng hơn, nói thêm: “Tôi muốn cháu học ở Pháp. Nhưng cháu nghèo: Phải có tiền”.

 

Chúng tôi quay trở lại vấn đề về Pol Pot. Không được. Cánh cửa thoáng hé mở rồi đóng lại. Cuộc phỏng vấn kết thúc.

 

Từ ngày đó, Sar Patchata chỉ chấp nhận một cuộc trao đổi nữa với báo chí. Đó là vào tháng 12/2004, trong những cột báo Cambodia Daily. Rõ ràng, nghề báo không còn là thiên hướng của cô nữa: “Tôi muốn làm kế toán, cô nói, và làm việc với mẹ tôi”.

 

Cô dự định sẽ học ở trường đại học Phnom Penh. Chính trường đại học này đã từng bị bố cô đóng cửa.

 

Theo Nguyễn Văn Thiêm

Tiền phong/Figaro Magazine