1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Quan hệ Nga-Trung sâu đậm đến đâu qua hội nghị APEC ở Bắc Kinh?

Các chuyên gia nhận định cả hai cần nhau trong kinh tế và cùng có thái độ tiêu cực đối với Mỹ.

Lên quan đến cuộc gặp gần đây giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, giới chuyên gia cho hay, thái độ đối với Mỹ và các vấn đề năng lượng là nền tảng cho mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc.

Hòn đá năng lượng

Martin Jacques, tác giả của cuốn sách bán chạy toàn cầu “Khi nào Trung Quốc thống trị thế giới” nói với hãng tin RIA Novosti: “Thực tế Nga là nhà cung cấp quan trọng các mặt hàng chủ chốt và Trung Quốc khá nghèo nàn về tài nguyên, vì vậy hai nước có lợi ích đối với nhau và phụ thuộc lẫn nhau.”
 
Tổng thống Nga Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập hồ hởi bắt tay nhau (ảnh: Sputnik)
Tổng thống Nga Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập hồ hởi bắt tay nhau (ảnh: Sputnik)

Oded Shenkar, giáo sư kinh doanh quốc tế tại Đại học Kinh doanh Fisher nói: “Năng lượng rõ ràng là một phần quan trọng trong đó và đối với Trung Quốc, đây là một nhà cung cấp tin cậy nằm ngay bên cạnh nước mình. Hiện có vấn đề là Trung Quốc đang cần thêm năng lượng, đặc biệt là năng lượng sạch… Cái mà hai nước có nhiều điểm chung là cùng có thái độ tiêu cực đối với Mỹ. Họ muốn thấy Mỹ đi xuống”.

Hôm 9/11 Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Tập gặp nhau ở Bắc Kinh. Hai bên thảo luận một số vấn đề song phương và ký 17 tài liệu, bao gồm bản ghi nhớ về việc Nga sẽ cung cấp khí tự nhiên cho Trung Quốc thông qua tuyến đường ống phía tây.

Martin Jacques nói: “Thỏa thuận này rất quan trọng trong quan hệ giữa 2 nước. Đó sẽ là hòn đá tảng cho quan hệ kinh tế. Nó chứng minh thêm rằng khi quan hệ Nga với phương Tây gặp nhiều trở ngại hơn, Nga trở nên thiết yếu đối với Trung Quốc. Rõ ràng quan hệ giữa hai nước đang ngày càng gần gũi hơn.”

Oded Shenkar nhận định: “Nga cần một khách hàng tin cậy để mua năng lượng, còn Trung Quốc cần một nhà cung cấp tin cậy”.

Lấy nhân dân tệ thay thế dần đồng USD

Ông Putin và ông Tập cũng thảo luận khả năng sử dụng đồng nhân dân tệ trong các giao dịch song phương trong nhiều lĩnh vực hợp tác. Theo Tổng thống Nga, hai bên đang xem xét khả năng tăng sử dụng nội tệ Nga và Trung Quốc trong thương mại song phương và một cách đáng kể trong ngành năng lượng.

“Đây không phải là diễn biến mới, thực tế này bắt đầu vào cuối năm 2008-2009, khi phía Trung Quốc quyết định biến đồng nhân dân tệ thành đồng tiền quốc tế chứ không phải tiền dự trữ nữa”, Jacques nhắc lại.

Ông này cho biết thêm: “Bây giờ hơn 20% thương mại Trung Quốc được thanh toán bằng nhân dân tệ. Vì vậy, về cơ bản, việc sử dụng nhân dân tệ đang thay thế đáng kể cho việc dùng USD. Jacques bổ sung thêm: Vai trò của đồng USD sẽ giảm trong bối cảnh vai trò của Nga gia tăng với tư cách là nhà cung cấp sản phẩm dầu mỏ và khí đốt, và việc trao đổi thương mại được thực hiện hoặc bằng đồng ruble hoặc bằng đồng nhân dân tệ.

Chuyên gia Shenkar nhấn mạnh rằng “cả hai nước [Nga, Trung Quốc] đều ủng hộ bất cứ động thái nào hỗ trợ cho những việc đại loại như thay thế đồng USD với tư cách đồng tiền dự trữ của thế giới hoặc ít nhất tạo ra thêm một sự lựa chọn nào đó bên cạnh đồng USD”.

Mặt khác, Jacques lưu ý, đồng nhân dân tệ ít khả năng trở thành đồng tiền dự trữ vì nó không chuyển đổi được.

Nhưng Jacques nhận xét: “Một khi nhân dân tệ trở thành thứ tiền tệ chuyển đổi được, thì nó nhiều khả năng sẽ là đồng tiền quan trọng thứ hai trên thế giới, và tôi cho rằng nó sẽ rất nhanh chóng thay thế đồng đô la với tư cách là đồng tiền dự trữ chính”.

Theo Trung Hiếu/VOV.VN/theo Sputnik