1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Quân đội Trung Quốc: Tham vọng khó che chắn và trì hoãn

Trong những năm đầu Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự và kinh tế, Chính phủ nước này áp dụng nguyên tắc mang tính định hướng "ẩn mình chờ thời" của Đặng Tiểu Bình.

 
(Ảnh: chinamilitary)
(Ảnh: chinamilitary)

Trong những năm đầu Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự và kinh tế, Chính phủ nước này áp dụng nguyên tắc mang tính định hướng "ẩn mình chờ thời" của Đặng Tiểu Bình.

Giờ đây, sau hơn ba thập niên nhà lãnh đạo tối cao họ Đặng thực hiện các cải cách của ông, thì chính sách ấy dường như đã mất hiệu lực hay đơn giản đã trở thành vô tác dụng khi sức mạnh của quân đội Trung Quốc trở nên quá lớn để có thể che chắn và các tham vọng của họ cũng quá cấp bách để có thể trì hoãn.

Những tranh chấp gần đây giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á về tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông - vùng biển giàu tài nguyên năng lượng là biểu hiện chính của sự thay đổi này, đặc biệt là vụ đụng độ mới nhất với Philippines quanh bãi cạn Scarborough.

"Đây là những gì chúng ta chưa từng thấy trong 20 năm trước", Ross Babbage, một nhà phân tích quốc phòng, người sáng lập ra quỹ Kokoda tại Canberra - cơ quan nghiên cứu chính sách an ninh độc lập - cho biết. "Giờ đây Trung Quốc là người chơi hoàn toàn khác biệt. Các nhà hoạch định an ninh đang tự hỏi nếu bây giờ họ thế này, thì điều gì sẽ xảy ra trong 20 năm nữa".

Các chuyên gia an ninh khu vực nói rằng, khi Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa lực lượng hải quân với tốc độ chóng mặt,  cảm giác bất an về  những tham vọng dài hạn của Bắc Kinh vốn đang đi ngược lại với lời dạy của lãnh đạo Đặng cũng sẽ ngày càng lớn lên.

Trong nỗ lược được giải thích rộng rãi là nhằmn đối trọng với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc, Mỹ đang thúc đẩy việc tái cân bằng lực lượng và sức mạnh của họ hướng về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho dù quá mệt mỏi với các cuộc chiến tại Iraq, Afghanistan và áp lực cắt giảm ngân sách với Lầu Năm Góc.

Và các quốc gia trong khu vực, bao gồm những nước có lịch sử quan hệ thù địch hay giữ khoảng cách xa với Mỹ, cũng đang nắm lấy cái gọi là chiến lược "trục xoay" của Washington với châu Á. "Trong những năm gần đây, vì các căng thẳng và tranh chấp ở Biển Đông, hầu hết các quốc gia khu vực Đông Nam Á dường như đều hoan nghênh và ủng hộ chiến lược tái cân bằng của Mỹ trong khu vực", Lí Ming Cường, phó giáo sư - chuyên gia chính sách an ninh Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Nam Dương của Singapore nói. "Rất có thể xu thế này sẽ tiếp tục trong những năm tới".

Tại Đối thoại Shangri La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nêu rõ chi tiết kế hoạch trục xoay của chính quyền Obama với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Một phần của chiến lược này đã được công bố trong tháng 1. Theo ông Panetta, Mỹ sẽ triển khai 60% tàu chiến ở châu Á - Thái Bình Dương, tăng so với mức 50% hiện tại. Đội tàu này sẽ gồm 6 tàu sân bay và phần lớn các tàu khu trục, tàu tuần dương, tàu ngầm... của Mỹ.

Tái cân bằng

"Không có sai lầm, trong sự ổn định, thận trọng và bền vững, quân đội Mỹ đang tái cân bằng và đem tới sự phá triển các khả năng tăng cường tới khu vực quan trọng này", ông Panetta  nói tại Đối thoại Shangri La - một hội nghị an ninh thường niên tại Singapore có sự tham dự của các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự từ châu Á - Thái Bình Dương cũng như các nước phương Tây.

Với một số nước láng giềng nhỏ hơn của Trung Quốc như Philippines, yêu cầu cấp bách đặt ra là xây dựng quan hệ an ninh chặt chẽ với Washington.

Cuộc đụng độ kéo dài hai tháng giữa Philippines và Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough chưa có giải pháp, cả hai bên đều triển khai tàu bán quân sự và tàu cá tới vùng tranh chấp cách Philippines khoảng 220km. Mới đây, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng, cả hai bên đã thảo luận về việc mở rộng mối quan hệ quân sự cũng như kinh tế. Sau đó, ông Obama nói với báo chí rằng, các quy định quốc tế rõ ràng là điều cần thiết để giải quyết những tranh chấp hàng hải tại Biển Đông.

Trong khi căng thẳng vẫn tiếp tục, thì các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng như một số trang web quân sự đưa tin rằng, tàu hộ vệ tên lửa mới có khả năng tàng hình thuộc loại 056, đã xuất hiện ở xưởng đóng tàu Hudong của Thượng Hải trong khi ba tàu khác đang trong quá trình xây dựng.

Theo các nhà phân tích hải quân, con tàu mới trọng tải 1.700 tấn, trang bị  súng 76mm, bốn bệ phóng tên lửa đất đối đất (SSM) số hiệu YJ-83 SSM và một bệ phóng tên lửa đất đối không FL-1000, có các ngư lôi cho khả năng chống ngầm giới hạn và bãi đỗ cho trực thăng... rất lý tưởng cho tuần tra Biển Đông. Họ nhấn mạnh, loại tàu chiến mới sẽ dễ dàng đánh bại các tàu chiến của đối phương.

Loại tàu 056 là ví dụ mới nhất của sự tăng tốc quân sự cho phép Trung Quốc chiếm ưu thế trên những vùng biển ngoài khơi.

Trong khi các tàu chiến được thiết kế để phục vụ những xung đột khu vực tầm thấp, thì những chuyên gia phân tích khẳng định, một trong những mục tiêu chính trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm phát triển tên lửa hiện đại, tầm xa, tàu ngầm tàng hình, máy bay chiến đấu, vũ khí chiến tranh ảo là để đối trọng với quân đội Mỹ trong khu vực.

"Trung Quốc đang đầu tư vào mọi khả năng nhằm làm suy yếu sự hiện diện của Mỹ ở phía tây và trung tâm Thái Bình Dương", Babbage, một cựu quan chức quân sự Australia nói. "Đó là thách thức cơ bản với Mỹ ở châu Á".

Ông Panetta và các quan chức khác của Mỹ thường xuyên bác bỏ suy luận cho rằng, chiến lược trục xoay là nhằm vào Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà bình luận quân sự ở Bắc Kinh thì không nghi ngờ gì về điều này.

Trong một báo cáo đưa ra về quân đội Mỹ, Hiệp hội Xúc tiến Chiến lược Văn hóa Trung Quốc - một nhóm phân tích an ninh phi chính phủ, nói rằng, Bắc Kinh cần được cảnh báo trong phản ứng với "sự trở lại châu Á" của quân đội Mỹ và bất kỳ nỗ lực nào để can thiệp trong tranh chấp ở Biển Đông.

Bản tóm tắt

Trong một bài bình luận đăng trên phương tiện truyền thông quốc gia, phó chủ tịch điều hành nhóm phân tích trên - tướng nghỉ hưu Lạc Nguyên nói rằng, trục xoay của Mỹ là một phần của "bản tóm tắt hồ sơ" trước một Trung Quốc đang trỗi dậy. "Quân đội Mỹ đã phát triển bốn kế hoạch khác nhau để đối phó với quân đội Trung Quốc", ông Lạc viết dù không đưa ra chi tiết.

Tướng Lạc - cố vấn của chính phủ Trung Quốc - là một trong số các quan chức cấp cao của Trung Quốc, những người bình luận thường kêu gọi sự kiên quyết hơn nữa từ Bắc Kinh nhằm đảm bảo các lợi ích hàng hải nước này. Điều này cho thấy, Trung Quốc sẽ quả quyết hơn ở Biển Đông nhưng có lẽ không sử dụng vũ lực, theo nhà phân tích Lí của Đại học Nam Dương. "Bắc Kinh hiểu rất rõ rằng, bất kỳ vụ xung đột quân sự nào sẽ gây ra tác động tiêu cực với vị trí chiến lược của Trung Quốc tại châu Á - Thái Bình Dương cũng như quan hệ của họ với các quốc gia trong khu vực", ông Lí cho biết.

Tuy nhiên, giới phân tích lo ngại rằng, một sự hiểu lầm hay tính toán sai có thể châm ngòi cho sự đối đầu.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ngoài việc tham dự đối thoại an ninh khu vực, còn có chuyến công du tới Việt Nam, Ấn Độ trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ an ninh với hai nước. Ông nói rằng, Mỹ có kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự và các mối quan hệ đối tác quốc phòng ở một vòng cung từ tây Thái Bình Dương xuyên qua Đông Á, Nam Á và tới Ấn Độ Dương. "Hợp tác quốc phòng với Ấn Độ là trụ cột trong chiến lược này", ông nói.

Trong một diễn biến có thể khắc sâu thêm mối lo ngại ở Bắc Kinh, chiến lược trục xoay của Mỹ dã nhận được sự ủng hộ của các đồng minh, kể cả những nước vốn phụ thuộc ngày càng lớn vào thương mại với Trung Quốc.

Ở chuyến công du Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith nhấn mạnh, sự hiện diện của Mỹ ở châu Á là lực lượng đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng kể từ khi Thế chiến II chấm dứt. "Australia hoan nghênh thực tế rằng, Mỹ sẽ không chỉ tiếp tục tham gia mà còn sẽ nâng cao điều đó", ông nói trong bài phát biểu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Trung Quốc.

Ông Smith khẳng định, thương mại hai chiều giữa Australia và Trung Quốc đạt 120 tỉ USD năm ngoái nhưng Canberra sẽ tiếp tục thúc đẩy sâu sắc quan hệ quân sự với Mỹ bao gồm cả việc triển khai luân phiên 2.500 quân Mỹ tới Darwin.

Nếu bế tắc ở bãi cạn Scarborough là "biển chỉ dẫn" cho những bất đồng lãnh thổ tương lai, thì Bắc Kinh có thể hiểu rằng, các nước khác trong khu vực cũng có cảm nhận tương tự. "Các tranh chấp Biển Đông sẽ tiếp tục là một điểm nóng an ninh khu vực và sẽ tiếp tục gây trở ngại cho quan hệ của Trung Quốc với các nước tuyên bố chủ quyền khác", ông Lí bình luận.
 
Theo Nguyễn Huy
Tuanvietnam