1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Phút sinh tử ở Aleppo

Aleppo không chỉ là điểm nóng giao tranh giữa phiến quân nổi dậy và quân chính phủ, mà còn là cuộc đua sinh tử của Nga và Mỹ.

Phá vây hay chưa phá vây Aleppo?

Nhóm phiến quân Jabhat Fatah al-Sham, tên gọi mới của tổ chức Mặt trận Al-Nusra sau khi tách khỏi Al-Qaeda vừa tuyên bố phá được vòng vây sau cuộc giao tranh ác liệt với quân đội chính phủ tại khu vực phía đông Aleppo.

Cuộc tấn công được phát động vào tổ hợp quân sự Ramousah, nơi bao gồm nhiều học viện quân sự đang được quân đội Syria sử dụng làm căn cứ cố thủ. Việc chiếm lại được Ramousah sẽ giúp phe nổi dậy nối lại được đường tiếp tế với lực lượng bên ngoài vòng vây.

“Các chiến binh bên ngoài đã gặp các chiến binh bên trong. Nhiều công việc đang được thực hiện nhằm phá hoàn toàn vòng vây”, phiến quân Jabhat Fatah al-Sham tuyên bố.

Giao tranh tại phía đông Aleppo đang hết sức hỗn loạn
Giao tranh tại phía đông Aleppo đang hết sức hỗn loạn

Trong khi đó chỉ huy của một phiến quân khác cho biết, vòng vây đã bị phá nhưng để giữ được thế thắng là điều “không dễ dàng”.

Tuy nhiên kênh truyền hình SANA của Syria lại đưa ra các thông tin hoàn toàn trái ngược với các tuyên bố trên.

Nguồn tin cho biết, phe nổi dậy đã tấn công dồn dập nhưng đã bị ngăn chặn bởi không kích và pháo kích, từ đó dẫn đến những tổn thất nặng nề.

Lầu Năm Góc cũng khẳng định đã nhận được các báo cáo về tình hình chiến trường nhưng cho biết, họ không thể xác nhận được các thông tin này do giao tranh diễn ra vô cùng hỗn loạn.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, những cuộc giao tranh dưới mặt đất và không kích khiến tất cả hành lang nhân đạo nào mà Nga đã lập ra đều trở nên không an toàn.

Phút sinh tử ở Aleppo

Không chỉ là điểm nóng giao tranh giữa phiến quân nổi dậy và quân chính phủ, Aleppo còn là cuộc đua sinh tử của Nga và Mỹ.

Trong một tuyên bố được đưa ra mới đây, ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng, chính cuộc giao tranh đang ngăn cản các bên tham chiến ngồi vào bàn đàm phán.

Mỹ thậm chí còn chỉ trích các hoạt động nhân đạo của Chính phủ Syria và Nga hợp tác thực hiện ở Aleppo như việc mở các tuyến hành lang nhân đạo đưa người dân Aleppo rời thành phố và kêu gọi các tay súng đầu hàng để hưởng khoan hồng.

Ông John Kerry nói, Washington đang cố gắng xác định xem liệu kế hoạch của Nga cho chiến dịch nhân đạo ở Syria có thành thật hay không, và nói thêm rằng nếu đó chỉ là “trò bịp bợm” thì nó sẽ hủy hoại sự hợp tác giữa Moskva và Washington.

“Nếu chiến dịch đó là một trò bịp bợm, thì nó có nguy cơ phá vỡ hoàn toàn các cấp độ hợp tác. Mặt khác, nếu bây giờ chúng ta có thể phân tích và hiểu rõ hoàn toàn về những gì đang diễn ra và sau đó đạt được một thỏa thuận tích cực, nó có thể thực sự mở ra một số triển vọng”, ông Kerry nhấn mạnh.

Các quan chức Mỹ lo ngại rằng đề xuất của Nga che giấu ý định thực chất của đồng minh Syria đó là chia tách các tay súng khỏi dân thường, rồi sau đó “giải quyết” họ.

Giới phân tích khẳng định Mỹ sẽ thất bại nếu Aleppo thất thủ.
Giới phân tích khẳng định Mỹ sẽ thất bại nếu Aleppo thất thủ.

Trước những phản ứng gay gắt từ phía Mỹ, chuyên gia quân sự Nga Ivan Konovalov, Giám đốc Trung tâm cục diện Chiến lược cho rằng việc quân đội Syria giải phóng Aleppo khỏi tay các nhóm khủng bố và phiến quân sẽ là thất bại kinh hoàng với Mỹ.

Phát biểu trên đài phát thanh Sputnik, ông Konovalov đã giải thích phản ứng tiêu cực của phương Tây về các chiến dịch của Nga và Damascus ở Aleppo là khá dễ hiểu: Hoa Kỳ và các nước đồng minh phải thừa nhận hành động của họ ở Syria đã thất bại hoàn toàn.

Vị chuyên gia này cho biết, trái ngược với Mỹ, Nga tiến hành chiến dịch với kế hoạch rất rõ ràng, mục tiêu trong sáng và các phương tiện thực hiện cũng hoàn toàn minh bạch là Lực lượng Hàng không-Vũ trụ, là quân đội của nhân dân Syria và quá trình đàm phán.

Còn hoạt động chống khủng bố của phương Tây không có mục đích “trong sáng”, lợi dụng danh nghĩa chống khủng bố để lật đổ chính quyền hợp Hiến của Syria, giương ngọn cờ dân chủ bạo lực để hất cẳng ông Assad, thậm chí là còn sử dụng cả khủng bố để đạt được mục đích của mình.

Theo quan điểm của ông, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi Nga và chính phủ Syria kiềm chế không tiến hành chiến dịch tấn công ở Aleppo xuất phát từ sự tức tối trước những thành công của Nga ở Syria và nhằm cứu phiến quân đối lập và khủng bố thân Mỹ.

Ông lí giải rằng, mục đích của Hoa Kỳ là không để cho Nga và quân đội Syria đạt được chiến thắng quyết định. Bởi vì nếu chiến dịch thành công thành phố sẽ thuộc về kiểm soát của chính phủ Syria, điều đó sẽ là thất bại của chính sách Mỹ.

Theo Tuấn Hùng (Tổng hợp)

Đất Việt