1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Phương Tây tiếp tục trừng phạt, Nga cấm vận ngược EU

EU dự tính tiếp tục trừng phạt Nga thêm 6 tháng bất chấp giá dầu, giá lạnh kỷ lục khi Nga cố gắng giải thích việc cấm vận EU là cần thiết.

Liên minh châu Âu (EU) trong tháng Ba có kế hoạch gia hạn lệnh trừng phạt Nga thêm 6 tháng, theo hãng Bloomberg đưa tin trích dẫn các nguồn tin ở Brussels (Bỉ).

"Bốn quan chức EU đã cho biết rằng các quốc gia thành viên (EU) dự định vào giữa tháng Ba sẽ gia hạn lệnh trừng phạt thêm 6 tháng đối với 100 công dân Ukraine và Nga: trong số đó có Arkady Rotenberg, người đồng sở hữu Ngân hàng SMP và InvestCapitalBank, Yury Kovalchuk - cổ đông lớn nhất của ngân hàng Rossia" - nguồn tin tiết lộ.

EU dự tính sẽ tiếp tục trừng phạt Nga.
EU dự tính sẽ tiếp tục trừng phạt Nga.

Việc EU chỉ là dự kiến tiếp tục gia hạn các lệnh trừng phạt Nga cũng là vấn đề đáng quan tâm. Dự kiến này đưa ra giữa lúc châu Âu đang phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề bởi khí hậu khắc nghiệt bất thường, giá lạnh và giá dầu ảnh hưởng do phụ thuộc một phần vào những đường ống dẫn khí từ nguồn cung của Nga.

Trong khi liên minh châu Âu đang có ý định tiếp tục trừng phạt Nga, Moscow đành tự đặt cho mình câu hỏi, vì sao Nga áp đặt các biện pháp trả đũa lệnh trừng phạt của EU.

Phía Nga không cho phép cạnh tranh thiếu lành mạnh từ phía nhà sản xuất EU khi Brussels áp dụng trừng phạt Nga. Điều đó có nghĩa, việc Nga áp dụng các lệnh cấm vận lương thực với các nhà sản xuất châu Âu là biện pháp trả đũa và trung thực.

"Chúng tôi đã áp đặt trừng phạt như những biện pháp phản công vì một điều rất đơn giản. Lệnh trừng phạt của châu Âu hạn chế cơ hội của các ngân hàng chúng tôi về vay tín dụng đầu tư nông nghiệp, có nghĩa là nông dân từ EU sẽ được hưởng lợi trên thị trường Nga trong điều kiện sự cạnh tranh thiếu công bằng. Chúng tôi phải làm thế nào để mọi cái đều trung thực. Đơn giản chỉ có vậy" - ông Lavrov nói trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Profil của Áo.

Khi được hỏi trong điều kiện nào Nga sẽ hủy biện pháp hạn chế đối với EU, Bộ trưởng tuyên bố rằng vấn đề này "không phải là dành cho tôi".

Ngày 3/2, ông Dmitry Peskov, người phát ngôn Tổng thống Nga, tuyên bố việc Mỹ điều chỉnh các biện pháp trừng phạt đối với Nga không phải là nới lỏng trừng phạt mà là biểu hiện chủ nghĩa thực dụng của Mỹ.

Ông Peskov nhấn mạnh Mỹ điều chỉnh các biện pháp trừng phạt vì điều đó có lợi cho Washington chứ không phải nới lỏng trừng phạt.

Trước đó, ngày 2/2, Bộ Tài chính Mỹ đã điều chỉnh một số lệnh trừng phạt nhằm vào Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ tại Nga nhập khẩu một số sản phẩm công nghệ thông tin cần thiết. Giới chức cấp cao Bộ Tài chính Mỹ cho biết đây là "một sự điều chỉnh mang tính kỹ thuật”.

Trong khi đó, Nhà Trắng bác thông tin cho rằng đây là động thái "nới lỏng" các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.

Hồi tháng 12/2016, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào 2 cơ quan tình báo chủ lực của Nga, trong đó có FSB.

Hành động này nhằm trả đũa các hành động mà Washington cho là “sách nhiễu” của cơ quan an ninh Nga nhằm vào các nhà ngoại giao Mỹ tại Moscow, cũng như chiến dịch tấn công mạng mà Mỹ cáo buộc do Điện Kremlin chỉ đạo nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.

Các cáo buộc này đều bị Nga bác bỏ.

Clip: Nông dân Đức đốt cờ EU và nông sản phản đối trừng phạt Nga

Theo Thạch Tú

Đất Việt