Nữ điệp viên biệt danh “Chuột Bạch” nổi tiếng thế giới qua đời
(Dân trí) - Nữ điệp viên mang biệt danh “Chuột Bạch”, Nancy Wake, một trong những điệp viên của Thế chiến II từng được tặng thưởng nhiều huân chương nhất thế giới, vừa qua đời ở London ở tuổi 98.
Nancy Wake khi còn trẻ.
Chào đời tại New Zealand nhưng lớn lên ở Australia, bà Wake được tôn vinh vì đã trợ giúp hàng trăm binh lính của quân đồng minh trốn thoát khỏi nước Pháp thời bị Đức quốc xã chiếm đóng.
Cơ quan mật vụ của Đức quốc xã đã đặt cho Wake biệt danh là “Chuột Bạch” vì sự ẩn náu tài tình của bà.
Thủ tướng Australia Julia Gillard đã gọi “bà Wake là một cá nhân thực sự xuất sắc. Sự dũng cảm và ngoan cường của bà sẽ không bao giờ bị lãng quên”.
Từng làm việc với tư cách là một phóng viên tại châu Âu, bà Wake đã phỏng vấn Adolf Hitler tại Vienna năm 1933 và sau đó tuyên bố sẽ chiến đấu chống lại sự ngược đãi của trùm phát xít đối với người Do Thái.
Thời Thế chiến II, sau khi Pháp sụp đổ năm 1940, bà Wake đã trở thành một người đưa thư của Phong trào kháng chiến Pháp và sau đó là trở thành điệp viên. Bà đã thiết lập các lộ trình trốn thoát và phá hoại các cơ sở của Đức quốc xã, giải cứu hàng trăm binh lính của quân đồng minh.
Bà Wake cũng từng phục vụ trong các lực lượng đặc nhiệm Anh và đã nhảy dù vào Pháp tháng 4/1944 trước ngày quân đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy (Pháp) để vận chuyển vũ khí cho các thành viên của Phong trào kháng chiến Pháp.
Có thời điểm, bà Wake đứng đầu danh sách các phần tử bị Cơ quan mật vụ của Đức quốc xã truy nã gắt gao.
Chỉ sau khi chiến tranh kết thúc, bà Wake mới biết tin rằng chồng mình, doanh nhân Pháp Henri Fiocca, đã bị tra tấn và sát hại bởi mật vụ của Đức quốc xã tháng 12/1943 vì từ chối khai ra nơi ẩn náu của vợ.
Bà Wake là nữ quân nhân được tặng thưởng nhiều huy chương nhất của Australia và cũng là một trong những quân nhân của Thế chiến II nhận nhiều huy chương nhất thế giới. Bà đã nhận các huy chương cao quý nhất của Pháp, Anh, Mỹ và Australia.
Cơ quan mật vụ của Đức quốc xã đã đặt cho Wake biệt danh là “Chuột Bạch” vì sự ẩn náu tài tình của bà.
Thủ tướng Australia Julia Gillard đã gọi “bà Wake là một cá nhân thực sự xuất sắc. Sự dũng cảm và ngoan cường của bà sẽ không bao giờ bị lãng quên”.
Từng làm việc với tư cách là một phóng viên tại châu Âu, bà Wake đã phỏng vấn Adolf Hitler tại Vienna năm 1933 và sau đó tuyên bố sẽ chiến đấu chống lại sự ngược đãi của trùm phát xít đối với người Do Thái.
Thời Thế chiến II, sau khi Pháp sụp đổ năm 1940, bà Wake đã trở thành một người đưa thư của Phong trào kháng chiến Pháp và sau đó là trở thành điệp viên. Bà đã thiết lập các lộ trình trốn thoát và phá hoại các cơ sở của Đức quốc xã, giải cứu hàng trăm binh lính của quân đồng minh.
Bà Wake cũng từng phục vụ trong các lực lượng đặc nhiệm Anh và đã nhảy dù vào Pháp tháng 4/1944 trước ngày quân đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy (Pháp) để vận chuyển vũ khí cho các thành viên của Phong trào kháng chiến Pháp.
Có thời điểm, bà Wake đứng đầu danh sách các phần tử bị Cơ quan mật vụ của Đức quốc xã truy nã gắt gao.
Chỉ sau khi chiến tranh kết thúc, bà Wake mới biết tin rằng chồng mình, doanh nhân Pháp Henri Fiocca, đã bị tra tấn và sát hại bởi mật vụ của Đức quốc xã tháng 12/1943 vì từ chối khai ra nơi ẩn náu của vợ.
Bà Wake là nữ quân nhân được tặng thưởng nhiều huy chương nhất của Australia và cũng là một trong những quân nhân của Thế chiến II nhận nhiều huy chương nhất thế giới. Bà đã nhận các huy chương cao quý nhất của Pháp, Anh, Mỹ và Australia.
Bà Wake trở về Australia năm 1949 nhưng không trúng cử vào quốc hội.
Năm 1957, Wake quay trở lại Anh, nơi bà kết hôn với một phi công của Không lực hoàng gia, John Forward.
Ông John Forward qua đời ở London năm 2003 và bà Wake sống tại một trại dưỡng lão kể từ đó.
Câu chuyện về cuộc đời bà đã trở thành niềm cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết Charlotte Gray của tác giả Sebastian Faulks năm 1999 và bộ phim cùng tên do diễn viên chính của Australia Cate Blanchett thủ vai.
Thi thể bà Wake dự kiến sẽ được hỏa táng và tro sẽ được rắc tại Montlucon ở miền trung nước Pháp, nơi bà rất được ngưỡng mộ.
An Bình
Theo BBC