1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nóc xe - tử huyệt với xe tăng Mỹ

Nóc xe luôn bị coi là điểm yếu lớn nhất của xe tăng, tuy nhiên, mỗi cường quốc đều đã có cách phòng vệ riêng của mình.

Theo Business Insider, khi tham chiến tại Trung Đông, Mỹ đang phải đối đầu với không dưới 8 loại vũ khí chống tăng tại Syria.

Điều đáng chú ý đó là phần lớn các loại tên lửa chống tăng này đều bắt nguồn từ Nga, và chúng đang khiến tăng Mỹ gặp ác mộng.

Nguồn tin này cho biết, ngay từ năm 2006, Israel cho ra mắt xe tăng Merkava hiện đại để chống lại lực lượng vũ trang Hezbollah, vậy nhưng họ vẫn phải chịu tổn thất rất lớn từ các loại đạn chống tăng do Nga sản xuất.

Tuy nhiên, trong cuộc xung đột dải Gaza năm 2014 với Hamas, mặc dù sử dụng cùng loại vũ khí của Nga, không một xe tăng Merkava hay xe bọc thép nào của Israel bị tiêu diệt.

Lý do là bởi Israel đã hoàn thiện Hệ thống Bảo vệ Chủ động (APS) mang tên Trophy, qua đó các xe tăng của họ có độ bền cao hơn trước.

Khoảnh khắc bom cầu lông đánh trúng nóc xe M1A1M.
Khoảnh khắc "bom cầu lông" đánh trúng nóc xe M1A1M.

Trong khi đó, Mỹ chưa từng phải đối đầu với một đối thủ đáng gờm nào trong hai thập kỷ qua, và hậu quả là các xe tăng M1 Abrams của họ không có APS. Tuy nhiên việc trang bị APS cho các xe tăng và xe thiết giáp Mỹ hiện đang gặp rất nhiều khó khăn.

Ngay cả khi Mỹ có thể mua về và triển khai hệ thống Trophy của Israel, họ vẫn còn phải xem xét rất nhiều yếu tố khác nhau.

Vốn được trang bị hệ thống cảm biến để phát hiện và ngăn chặn những hiểm họa trong điều kiện chiến trường thay đổi với tốc độ chóng mặt, APS nhất thiết phải có khả năng tự động hoạt động, và như vậy nguy cơ hỏng hóc của chúng là khá cao.

Ngoài ra, APS cũng sử dụng một loại đạn chùm nhằm ngăn chặn xe tăng của đối phương. Điều này có thể khiến binh lính quanh xe tăng cũng bị thương.

Mỹ luôn chú trọng đến việc bảo vệ mạng sống và tài sản của quân đội cũng như dân sự, do đó họ phải tìm ra một giải pháp thích hợp nhằm thỏa mãn những vấn đề trên. Và đây chính là nguyên nhân khiến tăng Mỹ rất dễ bị phá hủy hay tổn thương trước cả những vũ khí tự chế của phiến quân có sức công phá không quá mạnh.

Trong khi đó, Nga tuyên bố đã gần hoàn thiện T-14 Armata, một loại xe tăng chiến đấu được trang bị một loại pháo cỡ nòng lớn, giáp phản ứng hiện đại và một hệ thống APS tự động.

Mặc dù khả năng của T-14 vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi, song điều này cho thấy sự lợi hại của các loại vũ khí chống tăng cầm tay mà phiến quân trên thế giới đang sử dụng.

Để có thể đảm bảo ưu thế trên chiến trường, Mỹ cần phải tìm ra giải pháp thích hợp để nâng cao khả năng sống sót cho các loại xe thiết giáp mà mình đang có. Tuy nhiên, đây không chỉ là điểm yếu riêng trên M1 của Mỹ.

Trong chiến dịch quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tấn công khủng bố tại Syria vừa qua, các tay súng IS đã lợi dụng điểm yếu của Leopard 2 và khiến chiến tăng này chết như ngả rạ.

Khi nghiên cứu xác hai chiếc Leopard 2 bị IS bắn cháy tại thành phố Al-Bab, Syria, các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ cho biết tên lửa chống tăng của phiến quân đã dễ dàng xuyên thủng tháp pháo từ hướng hai bên sườn.

Lớp giáp bảo vệ mặt trước của xe tăng Leopard 2 khá dày, giúp nó có thể chống chọi tốt trước những đòn tấn công bằng hỏa lực bắn thẳng, tuy nhiên lớp giáp hai bên sườn, đặc biệt ở vị trí tháp pháo lại khá mỏng.

Và như vậy, cùng với giáp trên nóc xe và 2 bên sườn luôn là điểm yếu lớn nhất của rất nhiều dòng tăng khác nhau. Tuy nhiên, để lấp vào tử huyệt này, hệ thống APS là không thể thiếu và hiện đã được Nga và Israel đầu tư phát triển. Tuy nhiên, công nghệ này với Mỹ hiện nay vẫn là điều không thể với Mỹ.

Clip tăng M1A1M của Mỹ dính "bom cầu lông" của phiến quân:

Theo Đan Nguyên

Đất Việt