Những ngôi nhà "đinh” ở Trung Quốc
(Dân trí) - Vì nhiều nguyên nhân mà một số người dân ở Trung Quốc đã nhất quyết không chịu di rời nhà đi, chọn sống “đơn độc” giữ công trường xây dựng ngổn ngang. Nhà của họ vì vậy mà được gọi là “nhà đinh”, với ý khó "nhổ", khó di rời.
Một ngôi nhà "đinh" bị phá huỷ một phần ở một công trường xây dựng ngổn ngang tại Hợp Phì, An Huy, Trung Quốc ngày 2/2/2010.
Hai cô con gái của cụ Cao Wenxia, 75 tuổi, chủ của một ngôi nhà “đinh”, đứng trước một chiếc máy xúc dùng để phá huỷ những ngôi nhà gần nhà họ tại Hợp Phì, Anh Huy.
Cụ Cao Wenxia, 75 tuổi, trước ngôi nhà "đinh" của mình.
Gia đình cụ Cao đã từ chối rời đi do không bằng lòng với mức đền bù. Nhà của họ là ngôi nhà cuối cùng trong khu vực, đang được phá đi để dùng cho một dự án thương mại mới.
Một ngôi nhà “đinh”, ngôi nhà cuối cùng trong khu vực, nằm chơ vơ giữa một công trường xây dựng ở Hợp Phì. Đây sẽ là nơi mọc lên một khu nhà chung cư mới.
Một cụ bà ngồi bên trong một ngôi nhà "đinh" tại Hợp Phì, tỉnh An Huy.
Một cô con gái của cụ Cao Wenxia đang chuẩn bị bữa ăn bên trong ngôi nhà "đinh".
Ngôi nhà "đinh" nằm chỏng chơ giữa đống gạch đá.
Một ngôi nhà “đinh” ở ngoại ô Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Những người chủ của ngôi nhà muốn được đền bù nhiều hơn nữa trước khi đồng ý cho phá huỷ. Khu đất sẽ được dùng cho một dự án của giới chức địa phương.
Một công nhân phá một ngôi nhà "đinh" tại tỉnh An Huy.
Còn đây là một ngôi nhà “đinh” ở một công trường xây dựng tại Quảng Châu, Quảng Đông, trước khi bị phá.
Những người chủ của ngôi nhà đã đâm đợn kiện nhà phát triển đất, để đòi được đền bù hơn nữa, nhưng đã bị thu kiện. Mảnh đất dùng cho một dự án xây chung cư cao tầng.
Và cuối cùng ngôi nhà cũng đã được phá đi.
Một ngôi nhà "đinh" tại một công trường xây dựng ở Thượng Hải. Theo báo chí địa phương, khu đất dùng để xây nhà chung cư cao tầng.
Một ngôi nhà "đinh" vẫn "trụ" trước một trung tâm mua sắm ở Trường Sa, Hồ Nam.
Phan Anh
Theo Reuters