1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Những bức ảnh từng gây chấn động về chiến tranh Việt Nam

(Dân trí) - Những khoảnh khắc hiếm thấy và chân thực nhất của lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam trước khi hiệp định Paris được ký kết năm 1973 đã khiến dư luận chấn động.

Nhân kỷ niệm 40 năm Hiệp định hòa bình Paris được ký kết, tạp chí Life của Mỹ đã cho đăng lại những loạt ảnh của phóng viên chiến trường Larry Burrows từng gây chấn động dư luận thế giới. Qua ống kính của tác giả, hiện thực chiến tranh được tái hiện trọn vẹn và chân thực khiến ai cũng phải suy ngẫm. 

Trong đó, loạt ảnh “Một chuyến bay cùng Yankee Papa 13” dưới đây kể lại một nhiệm vụ của bộ binh Mỹ đã gây chấn động thế giới và được xem như chuỗi ảnh đơn xuất sắc nhất về cuộc chiến tại Việt Nam.
 
Những bức ảnh từng gây chấn động về chiến tranh Việt Nam
Phi đội trực thăng của lính thủy đánh bộ Mỹ tập trung nghe giao nhiệm vụ tại Đà Nẵng sáng ngày 31/3/1965. Nhiệm vụ của họ là đưa một tiểu đoàn bộ binh ngụy tới một địa điểm hoang vu cách đó chừng 32km.
 
Những bức ảnh từng gây chấn động về chiến tranh Việt Nam
James Farley, 21 tuổi, chỉ huy chiếc Yankee Papa 13 (YP13) xách khẩu súng máy M-60 tới chiếc trực thăng.
 
Những bức ảnh từng gây chấn động về chiến tranh Việt Nam
Bên trong chiếc YP13, một trong 17 trực thăng tham gia nhiệm vụ, xạ thủ Hoilien đang lắp đạn vào khẩu M-60.
 
James C. Farley chuẩn bị sẵn sàng cất cánh
James C. Farley chuẩn bị sẵn sàng cất cánh.
 
Xạ thủ hồi hộp theo dõi động tĩnh dưới mặt đất trên đường
Xạ thủ theo dõi động tĩnh dưới mặt đất trên đường bay.
 
YP13 đã tới điểm đáp. Farley giữ chắc súng trong lúc các binh sỹ ngụy nhảy xuống
YP13 đã tới điểm đáp. Farley giữ súng trong lúc các lính ngụy nhảy xuống.
 
Cuộc đổ bộ nhìn từ bên trong trực thăng
Cuộc đổ bộ nhìn từ bên trong trực thăng.
 
Từ chiếc YP3 đã bị hạ, xạ thủ bị thương, chạy lại chiếc YP 13 nơi Farley đang đợi ở cửa.
Từ chiếc YP3 đã bị hạ, xạ thủ bị thương, chạy lại chiếc YP 13 nơi Farley đang đợi ở cửa.
 
Từ chiếc YP3 đã bị hạ, xạ thủ bị thương, chạy lại chiếc YP 13 nơi Farley đang đợi ở cửa.
Phi công của chiếc YP3 cũng nằm bất động trong buồng lái. “Farley đã tắt động cơ của chiếc YP3”, phóng viên Burrows viết. “Còn tôi đang quỳ dưới đất bên cạnh chiếc máy bay để tránh đạn của bộ đội Việt Nam. Farley nhanh chóng kiểm tra vết thương của phi công. Từ chỗ máu chảy ra quanh cổ và mặt, Farley đã thấy một lỗ đạn ở cổ. Chừng đó cộng với việc viên phi công không động đậy chút nào, anh ấy nghĩ viên phi công đã chết”.
 
Từ chiếc YP3 đã bị hạ, xạ thủ bị thương, chạy lại chiếc YP 13 nơi Farley đang đợi ở cửa.
Farley, không thể rời khẩu súng của mình cho đến khi YP13 ra khỏi tầm hỏa lực của bộ đội Việt Nam, nhìn chằm chằm với vẻ mặt hoảng hốt vào phi công phụ của chiếc YP3, trung úy Magel đang nằm trên sàn, phóng viên Burrows viết tiếp.
 
“Một người bị thương nữa, trung úy Billie Owens, đã bị trúng đạn vào vai và bị sốc”.
“Một người bị thương nữa, trung úy Billie Owens, đã bị trúng đạn vào vai và bị sốc”.
 
Kiệt sức bởi sự căng thẳng, Farley đứng lên trong khi một đồng đội khác (gần camera) an ủi Owens.
Kiệt sức bởi sự căng thẳng, Farley đứng lên trong khi một binh sĩ Mỹ khác (gần camera) an ủi Owens.
 
Kiệt sức bởi sự căng thẳng, Farley đứng lên trong khi một đồng đội khác (gần camera) an ủi Owens.
“Đột nhiên, ở lối vào máy bay, Farley bắt đầu chửi thề. Sau đó cậu ấy bật khóc. Lúc đầu còn cố giấu mặt đi nhưng sau đó chẳng quan tâm xem có ai đang nhìn mình”, Burrows nhớ lại.
 
YP13 trở về Đà Nẵng
YP13 trở về Đà Nẵng.
 
YP13 trở về Đà Nẵng
Farley nói chuyện với phi công, Đại úy Vogel. 
 
YP13 trở về Đà Nẵng
Farley và Hoilien, mệt mỏi rã rời, đứng cạnh chiếc trực thăng và tiếp tục kể lại về ngày làm nhiệm vụ.
 
Quá mệt mỏi và căng thẳng, James Farley đã gục xuống khóc nức nở trong kho quân nhu
Quá mệt mỏi và căng thẳng, James Farley đã gục xuống khóc nức nở trong kho quân nhu.
 
Quá mệt mỏi và căng thẳng, James Farley đã gục xuống khóc nức nở trong kho quân nhu
Tác giả của loạt ảnh Larry Burrows. Ông đã qua đời tháng 2/1971 khi chiếc trực thăng chở ông cùng các đồng nghiệp bị bắn rơi tại Lào.

Thanh Tùng
Theo Life