Nhìn lại 100 năm hoạt động của kênh đào Panama
(Dân trí) - Đúng ngày này 100 năm về trước, 15/8/1914, kênh đào Panama đã chính thức mở cửa sau 10 năm xây dựng. Con kênh huyết mạch nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương được xem là một kỳ tích về xây dựng, vốn cách mạng hóa thương mại toàn cầu.
Kênh đào Panama cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ. Kênh đào dài 80 km, nối thành phố Panama bên bờ Thái Bình Dương với thành phố Colon bên bờ Đại Tây Dương. Nó đi xuyên qua một trong những địa điểm hẹp nhất của dải đất Trung Mỹ.
Ý tưởng về kênh đào Panama đã nhen nhóm đầu thế kỷ 16 nhưng nó chỉ chính thức được hiện thực hóa vào đầu thế kỷ 20.
Kênh đào người Mỹ xây dựng trong 10 năm từ 1904-1914. Việc thi công kênh đào là một trong những công trình xây dựng lớn nhất và gian nhất trong lịch sử thế giới. Hàng nghìn lao động đã chết do bị dịch bệnh và tai nạn trong quá trình thi công.
Sau nhiều năm xây dựng với chi phí lên tới 400 triệu USD, kênh đào Panama chính thức mở cửa vào ngày 15/8/1914.
SS Ancon trở thành con tàu đầu tiên đi qua kênh đào này.
Một khẩu pháo được triển khai để bảo vệ kênh đào trong Thế chiến II năm 1942. Trong chiến tranh, cả người Đức và người Nhật đã tìm cách ném bom kênh đào nhưng họ đều từ bỏ các kế hoạch vì nhiều lý do.
Nữ hoàng Elizabeth II và chồng thăm kênh đào Panama năm 1953.
Một tàu thủy cỡ lớn đi qua kênh đào Panama năm 1961.
Mỹ đã quản lý kênh đào Panama cho đến ngày 31/12/1999, khi nó được chuyển giao cho chính quyền sở tại.
Kênh đào đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Panama. Nó mang lại khoản doanh thu 1 tỷ USD cho chính phủ Panama mỗi năm.
Kênh đào là con đường huyết mạch nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.
Kể từ khi đi vào hoạt động, kênh đào Panama đã đóng vai trò quan trọng trong hàng hải quốc tế. Việc sử dụng tuyến đường biển đi qua kênh đào đã tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí vận chuyển hàng hoá từ châu Âu tới các bang miền tây nước Mỹ và từ Đông Á tới các bang miền đông nước Mỹ, do tránh được việc phải đi vòng qua đi cực nam châu Mỹ.
Kênh đào Panama còn được nhiều nước trong khu vực sử dụng để kết nối chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu với các thị trường Mỹ, châu Âu và châu Á.
Ngày nay, hàng năm có trên 14.000 tàu thuyền của 84 nước đi qua kênh đào, với khối lượng hàng hoá đi qua chiếm 5% trao đổi thương mại của thế giới.
Hơn 1 triệu con tàu đã đi qua kênh đào này trong lịch sử tròn 100 năm hoạt động của nó.
Tuy nhiên, sau một thế kỷ hoạt động, kênh đào Panama giờ đây đang đối mặt với một số vấn đề như kích thước của tàu thuyền vượt quá khả năng tiếp nhận của kênh đào và công tác bảo trì.
Kênh đào cũng đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, khi cơ quan quản lý kênh đào Suez gần đây đã thông báo các kế hoạch mở rộng kênh đào, và một kênh đào mới cũng đang được lên kế hoạch xuyên Nicaragua.
Đứng trước thực tế đó, Panama đang đầu tư 5 tỷ USD để mở rộng kênh đào.
An Bình
Tổng hợp
Tổng hợp