1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Nhiều trường đại học Mỹ cắt quan hệ với Huawei, Viện Khổng Tử

(Dân trí) - Nhiều trường đại học hàng đầu của Mỹ đã quyết định cắt quan hệ với công ty công nghệ Huawei của Trung Quốc và Viện Khổng Tử, trong bối cảnh chính phủ Mỹ siết chặt các mối quan hệ của giới hàn lâm Mỹ với 2 đơn vị này.

Nhiều trường đại học Mỹ cắt quan hệ với Huawei, Viện Khổng Tử - 1

Các sinh viên di chuyển trong khuôn viên Đại học Minnesota (Ảnh minh họa: SCMP)

Hơn 100 biên bản ghi nhớ "không đi đến đâu"

Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc và Viện Khổng Tử, một đơn vị có liên hệ với Bắc Kinh nhằm thúc đẩy văn hóa và ngôn ngữ của Trung Quốc, đã bị các nghị sĩ và một loạt các cơ quan liên bang Mỹ chú ý vì nhiều lý do khác nhau, nhưng chính phủ Mỹ tin rằng 2 hai đơn vị đó đều làm tổn hại các lợi ích của nước này.

Huawei, vốn gây chú ý sau khi giám đốc tài chính của hãng bị bắt giữ tại Canada theo lệnh của Washington, đã nhanh chóng nổi lên là hãng cạnh tranh toàn cầu với các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ, trong đó có Cisco và Apple. Mối quan hệ trực viếp của Viện Khổng Tử đối với chính quyền trung ương Trung Quốc đã gây ra những phàn nàn từ các giáo sư Mỹ, cho rằng tổ chức này dùng quyền lực mềm để cản trở các cuộc thảo luận học thuật về những chủ đề mà Bắc Kinh không muốn.

Theo Thời báo Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Đại học Stanford, cơ sở Berkeley của Đại học California và các trường đại học khác của Mỹ đã âm thầm cắt quan hệ với Huawei. Nhưng nhiều trường khác, trong đó có Đại học Harvard, hiện giữ im lặng.

Sự im lặng trong giới học giả về các kết nối với Huawei và Viện Khổng Tử có thể báo hiệu việc không thể đánh giá tính pháp lý của các mối quan hệ và hệ quả của việc tuyên bố cắt đứt quan hệ. Các quyết định cắt quan hệ được đưa ra trong một môi trường chính trị vốn ngày càng có những nghi ngờ và lo ngại về Trung Quốc, một phần vì sự khuyến khích từ chính quyền Trump, trong cuộc chiến thương mại và cuộc tranh luận về an ninh quốc gia vốn đưa quan hệ Mỹ - Trung xuống mức thấp mới.

Các chi tiết về sự liên kết giữa Huawei và các trường đại học Mỹ cũng như biện pháp phản ứng của chính phủ Mỹ đang “diễn biến rất nhanh đối với các trường và họ thực sự có các thực thể liên quan, và các chi tiết của cuộc tranh luận vẫn chưa được làm rõ”, Robert Daly, từ Viện Kissinger về Trung Quốc và Mỹ tại Trung tâm Woodrow Wilson ở Washington, cho biết.

“Trung suốt 30 năm qua, các trường đại học đã ký kết các hàng trăm biên bản ghi nhớ với các tổ chức Trung Quốc và hầu hết trong số đó không có ý nghĩa gì và không đi đến đâu. Không ai theo sát chúng. Họ đã làm điều đó ngoài mong muốn chung, khi họ quyết định trở thành các trường đại học quốc tế trong một thời gian hợp tác”, ông Daly nói.

Sự cứng rắn với Trung Quốc có lẽ là vấn đề chính trị duy nhất hiện thời mà đảng Dân chủ và Cộng hòa đạt được sự đồng thuận. Không may cho các trường có quan hệ với Trung Quốc, Washington đang đoàn kết để chống lại các mối liên hệ này.

Nhiều trường đã cắt quan hệ

Mối liên kết chính giữa Huawei với các trường Đại học Mỹ là thông qua Chương trình nghiên cứu sáng tạo Huawei (HIRP), mà công ty gọi là một sáng kiến toàn cầu nhằm “xác định và hỗ trợ các giảng viên đại học toàn phần, đẳng cấp thế giới theo đuổi sự sáng tạo vì lợi ích chung”.

Trong số 10 trường đại học Mỹ được liệt kê là đối tác hoặc bên hợp tác trong một giới thiệu về HIRP năm 2017, trong đó có Yale, Harvard và Carnegie Mellon, chưa lên tiếng về sự hợp tác trong HIRP hay các quan hệ khác với Huawei. Các đại học Cornell, Princeton và Stanford đã có phản hồi.

“Sau các lo ngại của chính phủ Mỹ về Huawei hồi năm ngoái, Đại học Cornel đã xác định có một loạt thỏa thuận nghiên cứu hiện thời với Huawei, cho thấy một phần trong hơn 150 mối quan hệ đối tác như vậy mà trường duy trì với các doanh nghiệp bên ngoài trên khắp nước Mỹ và toàn cầu”, John Carberry, giám đốc cấp cao về quan hệ công chúng thuộc Đại học Cornel, cho biết.

Đại học Princeton đã cắt các quan hệ tài trợ mới với Huawei hồi năm ngoái, Ben Chang, giám đốc quan hệ báo chí của nhà trường cho biết, và vào tháng 1 “đã thông báo cho Huawei rằng chúng tôi sẽ không nhận phần thứ 3 và cũng là cuối cùng trị giá 150.000 USD của một khoản tài trợ để hỗ trợ nghiên cứu khoa học máy tính, vốn là dự án của chúng tôi được Huawei hỗ trợ tích cực”.

Đại học Stanford “đã đưa ra một lệnh cấm về các hợp tác mới, các quà tặng, các phí thành viên và các hỗ trợ khác từ Huawei”, ngôi trường cho biết.

Harvard hiện không có quan hệ với Huawei sau khi việc tài trợ của công ty này cho 2 giảng viên của trường kết thúc, theo một nguồn tin giấu tên.

Trong khi đó, các nỗ lực nhằm cắt các quan hệ giữa của Huawei với giới học giả Mỹ vẫn tiếp tục.

Dự luật bảo vệ các trường đại học, được Hạ nghị sĩ Cộng hòa Jim Banks công bố tuần trước, có thể thiết lập một lực lượng đặc biệt, do Bộ Giáo dục Mỹ dẫn đầu, để duy trì một loạt danh sách các dự án nghiên cứu nhạy cảm, trong đó có những dự án mà Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính và các cơ quan tình báo Mỹ tài trợ.

Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ được lần đầu tiên gửi tới quốc hội vào năm 2017 đã nhấn mạnh tới các nỗ lực của Huawei và các công ty công nghệ Trung Quốc khác để tìm kiếm công nghệ thông qua sự phối hợp với các trường đại học Mỹ. Báo cáo đã dẫn tới sự đồng thuận hiếm hoi từ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa rằng các mối quan hệ này cần được kiểm soát.

Lực lượng trên có thể giám sát sự tham gia của sinh viên nước ngoài trong các dự án đó. Các sinh viên từng hoặc hiện có quốc tịch Trung Quốc sẽ không được phép tham gia các dự án nếu không được giám đốc tình báo quốc gia “bật đèn xanh”. Dự luật cũng kêu gọi giám đốc tình báo thiết lập một danh sách các thực thể nước ngoài “vốn gây ra mối đe dọa gián điệp đối với các dự án nghiên cứu nhạy cảm”, và mặc định rằng Huawei có trong danh sách đó.

Hồi năm ngoái, quốc hội Mỹ đã thông qua luật nhằm tăng cường sự giám sát của chính phủ liên bang đối với các khoản đầu tư nước ngoài vào ngành công nghệ Mỹ - một động thái nhắm trực tiếp tới các công ty Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa có hành động tương tự nào được thực hiện trong giới hàn lâm, nơi sự hợp tác với Huawei đã tăng mạnh trong những năm gần đây.

Đại học Minnesota - một đại học công được đánh giá cao ngang với nhiều trường đại học tư tốt nhất tại Mỹ - đã cắt quan hệ với Huawei và Viện Khổng Tử hồi tháng trước.

Viện Khổng Tử - hoạt động dưới sự bảo trợ của Hội đồng tiếng Trung Quốc ở nước ngoài thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc, được gọi là Hanban - đã bị phía Mỹ chú ý vì cách thức hoạt động mà những người chỉ trích nói là thiếu sự giám sát của các đơn vị sở tại.

Theo SCMP, Viện Khồng Tử đã cung cấp tài chính và các nguồn lực khác cho hơn 100 trường tiểu học và cao đẳng dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc tại Mỹ. Washington lo ngại rằng Hanban đang sử dụng những giảng viên được chính phủ Trung Quốc tuyển chọn nhằm đại diện cho Trung Quốc theo cách tích cực và để ngăn chặn bất kỳ cuộc thảo luận công khai nào về các chủ đề nhạy cảm.

Ít nhất 7 trường đại học Mỹ đã đóng cửa Viện Khổng Tử vào khoảng thời gian Hiệp hội học giả quốc gia Mỹ (NAS) đưa ra một bản báo cáo năm 2017 chủ yếu chỉ trích mức độ kiểm soát của Hanban đối với các giảng viên và các tài liệu giảng dạy tại các lớp học.

An Bình

Theo SCMP

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm