Người Việt ở Nga trước bối cảnh kinh tế ảm đạm
Trong cuộc mưu sinh vất vả ở Nga, từ lâu kinh doanh buôn bán tại chợ đã là nguồn thu nhập chính nuôi sống đại bộ phận hàng chục nghìn người Việt.
Chợ không chỉ là phương kế sinh nhai của người bán hàng, mà sống dựa vào nó còn có cả một đội ngũ phục vụ, dịch vụ, xưởng may, chủ cung cấp hàng từ các nước khác.
Văn hóa chợ của người Việt nổi lên đầu những năm 1990 thế kỷ trước. Khởi đầu là các ốp Búa liềm, Kazukhov, ốp Zin, đôm 5, Salyut, tới khu chợ qui mô Cherkizov (còn gọi là chợ Vòm), và nay chuyển mình thành những trung tâm thương mại đông đúc, hiện đại.
Moskva có một số Trung tâm thương mại (TTTM) bề thế như vậy với rất đông người Việt làm ăn sinh sống. Đó là TTTM Moskva (Liublino), TTTM Dubrovka, đặc biệt là TTTM Sadovod lớn nhất ở Nga, diện tích hơn 60 ha.
Chúng tôi tới TTTM Sadovod vào một chiều bão tuyết, khi "cơn bão" mất giá của đồng ruble Nga tạm tan, tình hình đã trở lại ổn định. Hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường, song "tâm trạng" trước sự ảm đạm của kinh tế Nga, mưu sinh khó khăn, là điều có thể thấy qua các câu chuyện với người Việt ở đây.
Trao đổi với nhóm phóng viên chúng tôi, anh Lưu Văn Toản (47 tuổi, quê Hà Nội) cho biết: "Năm nay nhìn chung là năm rất khó khăn với người Việt tại Nga", tuy nhiên bằng sự chịu thương chịu khó, anh tin người Việt sẽ vượt qua. Anh cũng cho biết ban quản lí chợ đã giảm một nửa phí thu tháng 12 và miễn phí thu tháng 1/2015 để hỗ trợ bà con trong giai đoạn làm ăn khó khăn.
Với người buôn bán tại chợ, do bán hàng trên cơ sở đồng tiền Nga, ngoài ra, với bạn hàng lớn, thân quen, người Việt thường cho nợ lần sau lấy hàng mới phải trả tiền, vì thế khi đồng ruble mất gần nửa giá trị, "túi tiền" của họ bốc hơi một khoản không nhỏ khi qui ra USD.
Chị Hoàng Thị Ngọc Hoa, cho biết: "Thực sự những hộ kinh doanh lớn ở chợ đều gặp khủng hoảng vì đồng ruble trượt giá, tuy nhiên bà con ai cũng mong muốn tiếp tục bám trụ". Chị hy vọng các hộ kinh doanh sẽ nhận được sự trợ giúp để có thể tiếp tục làm ăn.
Anh Hoàng Văn Minh (50 tuổi, quê Quảng Ninh), sống tại Nga gần 30 năm cho rằng tuy tình hình khó khăn song do đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng nên anh không bị sốc với tình hình hiện nay. Anh phân tích, khủng hoảng năm 1998 còn khó khăn hơn, còn nay kinh tế Nga vững vàng, nhiều thuận lợi hơn. Anh Minh nhận định, nhu cầu tại thị trường Nga vẫn lớn và tỷ giá ngoại tệ không quan trọng bằng cầu tiên thụ trên thị trường.
Anh Nguyễn Trọng Hào, thành viên ban quản trị TTTM Sadovod, ở Nga đã 20 năm quả quyết: "Cộng đồng người Việt tại Nga năm 2008 cũng gặp khó khăn, tuy nhiên cộng đồng vẫn vượt qua bởi tính cần cù chịu khó, siêng năng của người Việt, tôi hy vọng cộng đồng chắc chắn sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay".
Là người gần gũi và hiểu rõ những "người bạn" Việt Nam, ông Vadim Nikolayevich Tropikhin, quản trị trưởng TTTM cho biết: "Rất nhiều người Việt biết tôi, họ đến gặp tôi khi gặp bất cứ khúc mắc gì và chúng tôi đều giúp giải quyết những vấn đề của họ. Người Việt kinh doanh ở đây luôn tìm được tiếng nói chung với ban quản trị. Những vấn đề phát sinh trong trường hợp cụ thể đều được chúng tôi giải quyết. Chúng tôi luôn nỗ lực giúp những người bạn Việt Nam để họ cảm thấy thoải mái như ở nhà mình".
Lửa thử vàng, với tính kiên trì, nhẫn nại và chịu khó, hy vọng người Việt tại Nga sẽ nhanh chóng vượt qua gian nan trước mắt, ổn định, tiếp tục phát triển, và góp một phần thúc đẩy nền kinh tế nước sở tại.
TTTM Sadovod.
Văn hóa chợ của người Việt nổi lên đầu những năm 1990 thế kỷ trước. Khởi đầu là các ốp Búa liềm, Kazukhov, ốp Zin, đôm 5, Salyut, tới khu chợ qui mô Cherkizov (còn gọi là chợ Vòm), và nay chuyển mình thành những trung tâm thương mại đông đúc, hiện đại.
Moskva có một số Trung tâm thương mại (TTTM) bề thế như vậy với rất đông người Việt làm ăn sinh sống. Đó là TTTM Moskva (Liublino), TTTM Dubrovka, đặc biệt là TTTM Sadovod lớn nhất ở Nga, diện tích hơn 60 ha.
Chúng tôi tới TTTM Sadovod vào một chiều bão tuyết, khi "cơn bão" mất giá của đồng ruble Nga tạm tan, tình hình đã trở lại ổn định. Hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường, song "tâm trạng" trước sự ảm đạm của kinh tế Nga, mưu sinh khó khăn, là điều có thể thấy qua các câu chuyện với người Việt ở đây.
Trao đổi với nhóm phóng viên chúng tôi, anh Lưu Văn Toản (47 tuổi, quê Hà Nội) cho biết: "Năm nay nhìn chung là năm rất khó khăn với người Việt tại Nga", tuy nhiên bằng sự chịu thương chịu khó, anh tin người Việt sẽ vượt qua. Anh cũng cho biết ban quản lí chợ đã giảm một nửa phí thu tháng 12 và miễn phí thu tháng 1/2015 để hỗ trợ bà con trong giai đoạn làm ăn khó khăn.
Với người buôn bán tại chợ, do bán hàng trên cơ sở đồng tiền Nga, ngoài ra, với bạn hàng lớn, thân quen, người Việt thường cho nợ lần sau lấy hàng mới phải trả tiền, vì thế khi đồng ruble mất gần nửa giá trị, "túi tiền" của họ bốc hơi một khoản không nhỏ khi qui ra USD.
Chị Hoàng Thị Ngọc Hoa, cho biết: "Thực sự những hộ kinh doanh lớn ở chợ đều gặp khủng hoảng vì đồng ruble trượt giá, tuy nhiên bà con ai cũng mong muốn tiếp tục bám trụ". Chị hy vọng các hộ kinh doanh sẽ nhận được sự trợ giúp để có thể tiếp tục làm ăn.
Một gian hàng của người Việt tại TTTM Sadovod.
Anh Hoàng Văn Minh (50 tuổi, quê Quảng Ninh), sống tại Nga gần 30 năm cho rằng tuy tình hình khó khăn song do đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng nên anh không bị sốc với tình hình hiện nay. Anh phân tích, khủng hoảng năm 1998 còn khó khăn hơn, còn nay kinh tế Nga vững vàng, nhiều thuận lợi hơn. Anh Minh nhận định, nhu cầu tại thị trường Nga vẫn lớn và tỷ giá ngoại tệ không quan trọng bằng cầu tiên thụ trên thị trường.
Anh Nguyễn Trọng Hào, thành viên ban quản trị TTTM Sadovod, ở Nga đã 20 năm quả quyết: "Cộng đồng người Việt tại Nga năm 2008 cũng gặp khó khăn, tuy nhiên cộng đồng vẫn vượt qua bởi tính cần cù chịu khó, siêng năng của người Việt, tôi hy vọng cộng đồng chắc chắn sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay".
Người Việt kinh doanh tại TTTM Sodovod.
Là người gần gũi và hiểu rõ những "người bạn" Việt Nam, ông Vadim Nikolayevich Tropikhin, quản trị trưởng TTTM cho biết: "Rất nhiều người Việt biết tôi, họ đến gặp tôi khi gặp bất cứ khúc mắc gì và chúng tôi đều giúp giải quyết những vấn đề của họ. Người Việt kinh doanh ở đây luôn tìm được tiếng nói chung với ban quản trị. Những vấn đề phát sinh trong trường hợp cụ thể đều được chúng tôi giải quyết. Chúng tôi luôn nỗ lực giúp những người bạn Việt Nam để họ cảm thấy thoải mái như ở nhà mình".
Lửa thử vàng, với tính kiên trì, nhẫn nại và chịu khó, hy vọng người Việt tại Nga sẽ nhanh chóng vượt qua gian nan trước mắt, ổn định, tiếp tục phát triển, và góp một phần thúc đẩy nền kinh tế nước sở tại.
Theo Duy Trinh
Baotintuc.vn
Baotintuc.vn