Người Trung Quốc đối phó với chính sách một con
(Dân trí) - Để đối phó với chính sách một con, không ít các cặp vợ chồng tại Trung Quốc đã chọn phương pháp uống thuốc kích thích sinh sản với hi vọng có thể sinh nở một lần mà được từ 2 đứa trở lên.
Khi Niu Jian Fang và Jiao Na kết hôn, họ thừa biết rằng mỗi người phụ nữ chỉ được sinh con một lần. Nhưng sau 4 năm, Jiao Na đã mang thai và sinh 5, gồm 2 con trai là Bei Bei, Huan Huan và 3 con gái Jin Jin, Ying Ying, Ni Ni.
Vậy là Jiao Na và chồng đã đánh bại chính sách 1 con của Trung Quốc bằng việc sinh 5. Nhưng cuộc sống không dễ dàng gì với cả gia đình. Nông trường nhỏ của họ không mang lại nhiều thu nhập và 2 vợ chồng Jiao Na đã phải gửi Ying Ying cho một người họ hàng. Biết vậy, họ vẫn cố gắng chống lại chính sách của chính phủ.
Khi được hỏi về bí quyết sinh 5, họ không sẵn lòng tiết lộ và chỉ trả lời là “rất khó nói”. Không ai tại ngôi làng Trâu, tỉnh Hồ Nam, muốn kể về chuyện đó thật cởi mở nhưng nhiều gia đình đã công nhận việc sử dụng thuốc kích thích sinh đẻ để trốn tránh giới hạn một con.
Một phụ nữ cho biết, bố mẹ chồng cô đã cho thuốc vào thức ăn để chắc chắn cô có thể đẻ sinh đôi.
Đây là một ngôi làng chủ yếu làm nghề nông nên các gia đình cần nhiều con để canh tác đất. Và vì sử dụng thuốc, làng Trâu giờ đây càng có nhiều cặp song sinh.
Thuốc kích thích dễ kiếm
Tại bệnh viện phụ sản gần ngôi làng, sổ sách ghi chép của bệnh
| |
Clomifene - thuốc kích thích sinh sản |
Bà Guo Gui Fen nói: “Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng đáng kể các cặp song sinh trong vài năm gần đây. Đó là kết quả của thuốc kích thích hiện đang rất dễ kiếm”.
Phía bên kia đường của bệnh viện là một dược sĩ bán thuốc cho làng Buffalo và những ngôi làng lân cận. Thuốc kích thích sinh đẻ ở đây rất dễ mua, 1 USD/hộp Clomifene. Loại thuốc này có tác dụng kích thích rụng trứng ở những phụ nữ
Phản đối
Trung Quốc bắt đầu thực thi chính sách một con vào những năm 1980 do lo ngại về sự bùng nổ dân số. Tại các thị trấn và thành phố, chính sách hạn chế con được áp dụng rất chặt chẽ. Phụ nữ phải triệt sản sau khi sinh con lần đầu hoặc phá thai nếu mang thai lần 2. Các cặp vợ chồng bị phạt rất nặng nếu tiếp tục có con thứ 2.
Cũng có một số ngoại lệ cho các vùng thiểu số được phép có con trai nếu đứa đầu là con gái. Tuy nhiên, đa phần những người Trung Quốc bị hạn chế một con ngày càng phản đối chính sách này của chính phủ.
Các cuộc nổi loạn
Ngày 19/5 vừa qua, người dân tại Bobai, một thị trấn thuộc tỉnh
Trung Quốc hiện có dân số 1,3 tỷ người và chiếm 1/5 dân số thế giới. Chính phủ Trung Quốc đã cam kết kiểm soát dân số ở mức dưới 1,36 tỷ vào năm 2010 và dưới 1,45 tỷ người vào năm 2020. |
Vụ việc xảy ra khi các quan chức địa phương đi thu tiền phạt của các gia đình có nhiều hơn 1 con. Khi các họ hăm hoạ những người phá vỡ luật phải nộp phạt, người dân đã đánh trả bằng việc đốt xe ôtô và phá huỷ các toà nhà chính quyền.
Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ duy trì chính sách 1 con thêm nhiều năm nữa và đây được coi là cách duy nhất để kiểm soát dân số của đất nước . Tuy nhiên, với thuốc kích thích sinh đẻ, người dân làng Trâu đã tìm ra cách thức riêng để chống lại chính sách của chính phủ.
VTH
Theo BBC