1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Nga - Trung dùng SCO đối trọng với phương Tây?

(Dân trí) - Tại hội nghị thượng đỉnh lần này của Tổ chức hợp tác Thượng hải (SCO), Bắc Kinh và Mátxcơva muốn chuyển đến phương Tây một thông điệp rõ ràng về hai “Không”: ‘Không’ tấn công Iran và “Không” thay đổi chế độ ở Syria.

Thượng đỉnh Hợp tác Thượng Hải tập trung kinh tế và an ninh
Nga và Trung Quốc là hai thành viên lớn của SCO.

Chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Vladimir Putin sau khi ông nhậm lại chức nhấn mạnh tầm quan trọng trong quan hệ của Nga với Trung Quốc. Và trong chuyến thăm này ông cũng sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Iran, Tổng thống  Mahmud Ahmadinejad. Đây là dấu hiệu của một chiến lược địa chính trị chung giữa Nga và Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đã nói rõ quan điểm chung của Trung Quốc và Nga về cuộc khủng hoảng ở Syria: “Về vấn đề Syria, Trung Quốc và Nga vẫn duy trì trao đổi và phối hợp chặt chẽ ở New York, Mátxcơva và Bắc Kinh … Lập trường của hai bên là rất rõ ràng: Cần phải chấm dứt ngay xung đột và quá trình đối thoại chính trị cần được tiến hành càng sớm càng tốt.”

 

Ngoài ra ông Liu còn nói rõ việc hai nước kiên quyết bác bỏ việc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Syria: “Trung Quốc và Nga cùng chia sẻ quan điểm về những điểm này và hai bên phản đối can thiệp của bên ngoài vào tình hình Syria và chống lại việc thay đổi chế độ bằng bạo lực.”

 

Ván bài đã được lật ngửa: Trung Quốc và Nga sẽ không cho phép sử dụng vũ lực chống lại chính phủ Syria tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

 

Hơn nữa, Bắc Kinh và Mátxcơva đang chơi phòng thủ chống lại chủ nghĩa quân phiệt và xâm lược của phương Tây. Để hiểu được lợi ích chung và các phương pháp của hai nước này trên bình diện quốc tế, điểm lại nguồn gốc của SCO là một việc hữu ích.

 

SCO là gì?

 

SCO phát triển từ tổ chức “Thượng Hải 5”, một khối năm nước được thành lập năm 1996 bao gồm Trung Quốc, Nga và các quốc gia mới độc lập là Kazakhstan, Tajikistan, and Kyrgyzstan. Mục tiêu  ban đầu của khối này là giảm bớt căng thẳng trên biên giới chung giữa các nước thành viên. Tháng 6 năm 2001 khối này được mở rộng để kết nạp thêm Uzbekistan và được đặt lại tên thành Tổ chức hợp tác Thượng Hải. Các mục tiêu trọng tâm của nhóm các nước này là để chống lại cái gọi là "Ba tệ nạn" chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai chủ nghĩa cực đoan.

 

Việc tập trung vào “Ba tệ nạn” chứng tỏ tính chất bảo thủ cơ bản của chiến lược chung của Nga và Trung Quốc. Hai nước Nga và Trung Quốc có diện tích đất đai rộng lớn với với dân tộc tiểu số sống thưa thớt, thường xảy ra bất ổn chính trị. Nga và Trung Quốc cùng các nước Trung Á khác có đuôi “..stan” thường gặp phải những thách thức nội bộ xuất phát từ các phàn tử Hồi giáo chính trị. Do đó mục tiêu trọng yếu của SCO là duy trì nguyên trạng ở Trung Á.

Từ khởi đầu khá khiêm tốn này, giờ đây SCO đã trở thành một liên minh bán chính trị và quân sự. Bắt đầu từ năm 2003, các nước thành viên đã tổ chức các cuộc tập trận chung được đặt tên là “Sứ mạng hòa bình”. Dưới danh nghĩa SCO, Nga và Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận chung đầu tiên vào năm 2005. Cuộc tập trận chung “Sứ mạng hòa bình” gần đây nhất và lớn nhất có 5.000 lính Nga, Trung Quốc, Kyrgykistan, Tajikistan và Kazakhstan tham gia diễn ra trên lãnh thổ Kazakhstan.

Các nước Mông cổ, Ấn Độ và Iran lần đầu tiên tham gia với tư cách là “quan sát viên” của SCO. Năm 2008 Iran chính thức đề nghị gia nhập với tư cách thành viên đầy đủ nhưng đề nghị của Iran bị hoãn lại do các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc. Belarus và Sri Lanka cũng đã ký kết để trở thành “đối tác đối thoại” của SCO.

Đã có những lo ngại từ phía Mỹ và Tây Âu về khả năng SCO có thể phát triển thành một liên minh sơ khai chống phương Tây. Mặc dù các nước thành viên SCO đã không ngừng phủ nhận bất cứ sự phát triển nào như vậy, vẫn có những dấu hiệu cho thấy một liên minh như vây có thể đang được hình thành. Một hiện tượng khá phổ biến là các nước thành viên của SCO hợp tác với nhau để ngăn chặn sức ép đòi thay đổi chính trị và lãnh đạo nội bộ của các nước.

Hai đối thủ nặng ký


Nga và Trung Quốc rõ ràng là các quốc gia thành phần quan trọng nhất của SCO. Những quốc gia này, bất chấp một lịch sử lâu dài mất lòng tin lẫn nhau và xung đột, cùng có một lợi ích chung trong việc chống lại quyền bá quyền của Mỹ.

 

Nga cảm thấy bị đe dọa bởi việc NATO tiếp tục “Đông tiến”. Các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây ở đông Âu được coi là thuôkc vùng ảnh hưởng của Nga. Nga đặc biệt lo ngại về khả năng mở rộng của NATO vào các nước Ukraine và Georgia. Việc mở rộng này, nếu được thực thi, sẽ buộc Mỹ và đồng minh châu

Âu phải tiến hành một cuộc chiến tranh với Nga trong trường hợp xảy ra các cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và các nước làng giềng này.

 

Trong khi đó, Trung Quốc cũng lo ngại về tập trung trọng tâm chiến lược của Mỹ vào châu Á. Việc Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan và ủng hộ Philippines trong cuộc đối đấu hiện nay ở Biển Đông là những lĩnh vực đặc biệt quan tâm của Trung Quốc.

 

Cả hai nước Nga và Trung Quốc đều cảm thấy bị đe dọa bởi việc Mỹ tiếp tục phát triển và triển khai công nghệ chống tên lửa của Mỹ. Hai cường quốc này, đặc biệt là Nga, lo ngại rằng hệ thống phòng thủ này là nhằm thách thức ảnh hưởng chiến lược của họ theo học thuyết Chắc chắn cùng bị hủy diệt (MAD). Những tuyên bố của Mỹ cho rằng công nghệ này nhằm đối phó với “các nước bất hảo” như Iran, được đón nhận với thái độ hoài nghi.

 

Ngoài những quan ngại về chiến lược, lãnh đạo của hai nước còn lo ngại về điều mà họ cho rằng những ý đồ hiện tại của Mỹ muốn can thiệp vào chính trị nội bộ của hai nước.

 

Vì sao Iran và Syria được bảo vệ?


Sự hiện diện của Tổng thống Iran Ahmadinejad tại  thượng đỉnh SCO lần này xảy ra vào thời điểm
rất quan trọng. Bế tắc về chương trình hạt nhân của Iran đang diễn ra, kết quả căng thẳng ở khu vực là những vấn những quan tâm sâu sắc đối với lãnh đạo Nga và Trung Quốc.

 

Vòng đàm phán mới đây ở Baghdad giữa Iran và nhóm “P5 +1” chỉ mang lại kết quả duy nhất là thống nhất họp tiếp tại Mátxcơva vào cuối tháng này. Vấn đề nan giải của cuộc thương lượng là việc các cường quốc phương Tây tiếp tục đòi Iran chấm dứt chương trình làm giầu uranium trên 20% và Iran kiên quyết từ chối.

 
Giá chuẩn cho dầu thô Brent đã tăng 18% trong năm qua, phần lớn do những lo ngại đồn đoán về một chiến dịch ném bom vào Iran khả năng Iran sẽ trả đũa khu vực.

Trung Quốc là nước phụ thuộc nặng nề vào dầu nhập khẩu và kinh tế Trung Quốc bị tổn thương khi giá dầu thế giới tăng. Trong trường hợp Israel hay Mỹ, hoặc cả hai tấn công Iran và Iran phong tỏa Eo Hormuz, giá dầu sẽ tăng đột biến. Tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng của Trung Quốc trong hơn ba thập kỷ qua sẽ bị dừng đột ngột và gây ra những hậu quả kinh tế và chính trị khó lường.

 

Việc Nga kiên quyết bác bỏ can thiệp vũ trang xuất phát trước tiên từ các mục tiêu chiến lược, nhưng cũng chứa đựng khía cạnh kinh tế. Iran là cầu nối giữa Nam Á, khu vực Vùng Vịnh và Trung Á. Iran có chung biên giới với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ như Turkmenistan, Armenia and Azerbaijan. Cho nên bất kỳ một cuộc tấn công nào vào Iran cũng sẽ gây ra những hậu quả không lường đối với khu vực Nga coi là thuộc ảnh hưởng của mình.

Chính phủ Nga đã kiên quyết chống lại bất kỳ hành động quân sự nào chống lại Iran. Thứ trưởng Ngoại giao Nga, Sergei Ryabkov, gần đây đã tái khẳng định lại những cảnh báo này. Ngoài việc dự đoán một "tác động tiêu cực cho an ninh của nhiều nước” trong trường hợp có một cuộc tấn công vào Iran, ông nói rằng sẽ có “những
hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu do không thể tránh khỏi tăng giá dầu và làm chậm thoát khỏi suy thoái ".

 

Trung Quốc và Nga chia sẻ những lý do kinh tế và chính trị trong việc bác bỏ một cuộc tiến công tiềm năng vào Iran. Như thường lệ, các động cơ chung của hai nước cơ bản có tình bảo thủ - cả hai nước muốn tránh các hiểm họa chính trị và kinh tế.

 

Hợp tác chống lai cái được họ coi là chủ nghĩa phiêu lưu của phương Tây ở Trung Đông vượt quá giới hạn Iran và Syria. Là những thành viên thường trực của Hội đồng bảo an, cả Nga và Trung Quốc đã phủ quyết các dự thảo nghị quyết gần đây nhằm chỗng chính phủ Syria.

Trung Quốc và Nga lo ngại kịch bản chiến dịch của phương Tây ném bom chống chính quyền Gadhafi lập lại ở Syria. Nga muốn duy trì những lợi ích chiến lược ở Syria, đặc biệt là các phương tiện của họ tại hải cảng Tartus nằm trong khu vực Địa Trung Hải.
Trung Quốc lo ngại sự lây lan của bạo lực sắc tộc từ Syria vào các nước trong khu vực dẫn đến việc tăng giá dầu. Hơn nữa, cả hai nước đều muốn ngăn chặn cách hành xử về “thay đổi chế độ” của phương Tây do Mỹ dẫn đầu vì lý do tưởng và địa chính trị.


Vấn đề là chủ quyền quốc gia

 

Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc đã định nghĩa quan điểm của chính phủ ông đối với cuộc xung đột ở Syria, nói rằng: “Chúng tôi không có ý định bảo vệ ai chống lại ai … Điều mà chúng tôi thực sự muốn thấy là chủ quyền của nước đó có thể được bảo đảm, và vận mệnh của quốc gia đó có thể nằm trong tay của người dân ở Syria”.

 

Thực tế đã tổng kết thế giới quan địa chiến lược chính sách tất yếu của Nga, Trung Quốc SCO. Chủ quyền của mỗi nước bất khả xâm phạm. Nó không quan trọng chính xác ai đang cai trị một quốc gia, miễn là chính phủ đó không bị áp đặt từ bên ngoài.

 

Đây rõ ràng là một thách thức đối với chính sách đối ngoại của Mỹ và các đồng minh phương Tây. Từ Afghanistan và Iraq, Libya, Mỹ đã sử dụng sức mạnh quân sự của mình để tiến hành thay đổi chế độ với các đối thủ trong khu vực. Những can thiệp này đã được biện minh bằng những vấn đề "nhân quyền", "chống khủng bố" và "ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt". Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga tin rằng những chiến dịch này đã được đưa ra chỉ để thúc đẩy những lợi ích địa chính trị của Mỹ.

 
Liên minh Nga Trung, như được thể hiện trong SCO, cơ bản có t
rong thế bảo thủ phòng thủ. Trung Quốc và Nga sẽ không cam chịu thêm sự lấn át của phương Tây vào khu vực nhạy cảm chiến lược Tây và Trung Á. Họ sẽ sử dụng sức mạnh kinh tế và chính trị đang ngày càng gia tăng của mình để ngăn chặn các ý đồ của phương Tây nhằm thay đổi chế độ ở Syria, Iran hoặc ở bất kỳ quốc gia nào khác mà Trung Quốc và Nga có lợi ích địa chính trị.

 

Phạm Ngọc Uyển