1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nga-Pháp được gì, mất gì qua thương vụ Mistral?

Chuyên gia quân sự Nga đánh giá, Moscow được nhiều hơn mất, còn Pháp sẽ mất tất cả khi phá hỏ hợp đồng mua sắm tàu sân bay trực thăng Mistral.

Nga hụt Mistral: Trong cái rủi có cái may

Trong tháng 6, tại diễn đàn quân sự-kỹ thuật “Army - 2015”, Nga đã giới thiệu dự án tàu chở trực thăng tổng hợp đổ bộ-tấn công “Lavina” với lượng giãn nước lên tới 24.000 tấn, hơn 3.000 tấn so với tàu chở trực thăng kiểu “Mistral” mà Pháp đã không chuyển giao cho Nga.

Cùng với sự xuất hiện của mẫu tàu đổ bộ trực thăng nhỏ hơn là Priboy, Nga đã quyết định từ bỏ các tàu chở trực thăng kiểu "Mistral" đã đặt hàng ở Pháp. Tuy nhiên, hiện còn chưa rõ mức tiền bồi thường chính thức sẽ là bao nhiêu, bởi con số mà Paris nêu ra vẫn chưa được Moscow chấp nhận.

Tuy nhiên, Nga sẵn sàng chờ đợi cho đến khi Paris cũng đi tới giải pháp vừa phải cùng có lợi. Hiện này, theo thông tin chính thức, Pháp đã chuyển giao cho Nga một bộ phận thiết kế. Đây là bản vẽ phần đuôi tàu "Mistral" mà các kỹ sự Pháp đã chuyển giao cho Nhà máy đóng tàu Baltic.

Mặc dù nhiều chuyên gia cho rằng dưới góc độ công nghệ mới thì phần thiết kế này không đáng chú ý, nhưng bản thân việc chuyển giao bản vẽ cũng có ý nghĩa quan trọng nhất định. Từ đây, Nga hoàn toàn có thể hình dung ra và phục dựng tương đối chính xác phần đầu tàu.

Chuyên gia Nga đánh giá, Pháp sẽ chịu thiệt hại lớn khi hủy bỏ hợp đồng

Chuyên gia Nga đánh giá, Pháp sẽ chịu thiệt hại lớn khi hủy bỏ hợp đồng

Còn ở Nga, khi phân tích toàn bộ câu chuyện xung quanh "Mistral", dư luận thiên về hướng nhìn nhận những lợi ích do hợp đồng này không được thực thi. Trước hết, Giám đốc Trung tâm Cục diện chiến lược Ivan Konovalov nhận xét, đầu tiên phải lưu ý đến sự khác biệt giữa nhiệm vụ quân sự của Nga và Pháp.

“Tất nhiên, tàu chở trực thăng đổ bộ là loại trang bị cần thiết, nhưng nó phải là những mẫu tàu tích hợp, có thể đảm nhận cả vị thế tàu chỉ huy - tham mưu. Vấn đề của “Mistral” là tàu này có chức năng tổng hợp nhưng chỉ dành để tiến hành chiến dịch ở khu vực đại dương xa xôi.

Pháp tiến hành những chiến dịch như vậy ở châu Phi, địa bàn có phần lớn các thuộc địa cũ của Pháp, nơi vẫn bảo lưu ảnh hưởng của Paris. Với chức năng của một đơn vị hỗn hợp độc lập, có thể vận chuyển quân, làm tàu chỉ huy và quân y viện, có thể hành động rất xa căn cứ chính ở “cựu mẫu quốc”.

Đối với Nga, có lẽ ít hoặc không cần đến những con tàu với qui mô như vậy, bởi chiến lược quân sự của Nga không có những quan tâm đặc biệt với những nhiệm vụ đó. Bởi vậy, việc hợp đồng bị hủy bỏ đúng là chuyện “Tái ông mất ngựa”, trong cái rủi, Nga lại được những cái may.

Hủy hợp đồng Mistral có phải là cái may của Nga?
Hủy hợp đồng Mistral có phải là cái may của Nga?

Ông Konovalov cho biết, trước khi xuất hiện hợp đồng, không một ai bàn luận về sự cần thiết có những con tàu này trong hàng ngũ Hải quân Nga. Bây giờ, tất nhiên, tình hình đã đổi khác. “Nếu chúng ta chế tạo, thì những con tàu chở trực thăng của Nga sẽ khác xa với tàu Pháp” - vị chuyên gia này nói.

Bây giờ đối với Nga câu hỏi hàng đầu là chế tạo ra mẫu tàu riêng thuộc loại tàu đổ bộ trực thăng phù hợp với chiến lược quân sự của đất nước và yêu cầu tác chiến của lực lượng hải quân trong tình hình mới. Và Nga đủ sức đảm được đương nhiệm vụ đó - chuyên viên Ivan Konovalov khẳng định.

“Ngành công nghiệp quốc phòng Nga có thể làm ra con tàu như vậy. Vấn đề là ở chỗ, chúng ta chưa từng chế tạo tàu tích hợp, bởi đơn giản là trước đây hải quân Nga không đặt ra nhiệm vụ tương tự, bởi mỗi nước đều giải quyết trước hết những nhiệm vụ quân sự của chính mình.

Chính vì thế mà vì sao tàu "Mistral" mặc dù có thiết kế đẹp nhưng vẫn không đáp ứng được đầy đủ những mục tiêu của Nga. Bây giờ, với kinh nghiệm riêng của mình, và nhận thức rõ ràng về mục đích đóng tàu, các chuyên viên kỹ thuật Nga có thể mạnh dạn bắt tay vào giải quyết nhiệm vụ.

Chuyên gia Nga: Pháp mất nhiều, còn Nga được lợi

Nếu đối với Nga câu chuyện này có thể là bài học chiến lược quan trọng, thì xét theo mọi điều, trong tương lai Pháp sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nghiêm trọng, Paris có thể phải đối mặt với sự ngờ vực về độ tin cậy của những nước hôm nay đang được gọi là đối tác.

Trong khi đó, ở chính nước Pháp ngày càng vang lên nhiều ý kiến, của cả chính khách lẫn người dân lao động cho rằng, hành động này không chỉ đơn thuần làm giảm sút uy tín và độ tin cậy, mà cả trong tương lai sẽ có giá đắt đối với đất nước.

Như tuyên bố của cựu Thủ tướng Francois Fillon, Pháp phạm phải sai lầm kinh tế và chính trị, nếu không trao cho Nga các con tàu chở máy bay trực thăng. Hay cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sackozy đã từng nói, nước này sẽ “mất hết” nếu không tôn trọng hợp đồng đã ký.

Uy tín, danh dự của Pháp khi thực hiện các cam kết sẽ bị các đối tác đặt lên bàn cân, khi tính toán tới những mối nguy hại cho an ninh quốc gia nếu giả sử những hợp đồng với Pháp đổ vỡ vì những chuyện không đâu.
 
2 tàu đổ bộ trực thăng Mistral nằm tại cảng Saint-Nazaire
2 tàu đổ bộ trực thăng Mistral nằm tại cảng Saint-Nazaire

Khi đó, câu chuyện Argentina bị cắt nguồn cung vũ khí cho máy bay chiến đấu Mirage trong cuộc chiến bảo vệ quần đảo Malvinas, trước hành động “xâm lược” của Anh (gọi là quần đảo Falkland) và câu chuyện Mistral sẽ khiến nhiều đối tác phải e dè khi mua vũ khí Pháp.

Xây dựng đường lối chính trị của nước mình mà vẫn phải thường xuyên ngó theo “ý chỉ” của Washington, Paris đang ngày càng quên rằng ở bên kia đại dương xa xôi, chẳng mấy ai bận tâm về thực trạng những vấn đề và nhiệm vụ sống còn của lục địa châu Âu.

Vừa qua, tại Diễn đàn quân sự quốc tế “Army-2015” và triển lãm hải quân quốc tế IMDS-2015 ở St Petersburg, các cơ cấu thiết kế, chế tạo tàu của Nga cũng đã công khai mẫu thiết kế 2 mẫu tàu đổ bộ trực thăng mới để thay thế những tàu Mistral không nhận được từ Pháp.

Trong đó, thiết kế tàu Priboy có lượng giãn nước khoảng 14.000 tấn do Cục Đồ án thiết kế Neva (PKB) thiết kế, có khả năng mang theo 8 máy bay trực thăng, 4 tàu đổ bộ cao tốc hoặc 2 tàu đổ bộ đệm khí, cùng 500 lính thủy đánh bộ và khoảng 40-60 phương tiện cơ giới.
 
Nga đã đưa ra 2 mẫu tàu đổ bộ trực thăng thay thế cho Mistral
Nga đã đưa ra 2 mẫu tàu đổ bộ trực thăng thay thế cho Mistral

Còn các nhà thiết kế của Trung tâm khoa học quốc gia Krylov lại gây thêm một "cơn địa chấn" mới khi tung ra mẫu tàu đổ bộ trực thăng mới mang tên Livana, có lượng giãn nước và khả năng chuyên chở lính hải quân đánh bộ cùng các phương tiện đổ bộ lớn hơn cả Mistral.

Tàu lớp Lavina có lượng giãn nước đầy tải 24.000 tấn, nhỉnh hơn Mistral với 21.300 tấn. Tốc độ tối đa của Lavina sẽ là 22 hải lý/h, còn Mistral có tốc độ tối đa 19 hải lý/h. Lavina có thể chở 16 trực, khoảng 50 xe bọc thép và 6 tàu đổ bộ. Trong khi đó, Mistral chỉ mang được tối đa 4 tàu đổ bộ đệm khí và cao tốc.

Điều đặc biệt là tất cả các tàu này đều được thiết kế dạng mặt boong phẳng kiểu phương Tây và được đóng theo công nghệ chế tạo rời các modul, sau đó đấu ráp tổng thành. Đây là công nghệ đóng tàu tiên tiến của phương Tây mà từ trước đến nay Nga chưa làm được.

Việc đóng tàu theo phương pháp này sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều doanh nghiệp, huy động được khả năng của nhiều nhà máy cùng lúc, rút ngắn thời gian chế tạo, tiết kiệm chi phí đóng tàu...

Có lẽ, ngoài số tiền đền bù của Pháp, đây là cái “được” lớn nhất của Moscow trong thương vụ "hợp tác hụt" với Paris, chế tạo 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral.

Theo Toàn Thắng
Đất Việt