1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Nã pháo dữ dội quanh hiện trường MH17

(Dân trí) - Pháo kích dữ dội quanh hiện trường vụ tai nạn máy bay MH17 của Malaysia Airlines ở đông Ukraine đã buộc cảnh sát quốc tế phải hủy một chuyến thị sát được lên kế hoạch trong bối cảnh Hà Lan và Úc tìm cách bảo vệ hiện trường, 10 ngày sau thảm họa kinh hoàng.

Hiện trường vụ tai nạn MH17 ở đông Ukraine.
Hiện trường vụ tai nạn MH17 ở đông Ukraine.
 
Các cảnh sát quốc tế đã lên kế hoạch tới hiện trường vụ rơi máy bay sau một thỏa thuận với phe ly khai nhằm cho phép cuộc điều tra bị trì hoãn kéo dài được tiến hành.

Nhưng các quan sát viên quốc tế giám sát chuyến thăm đã phải đột nghột hủy bỏ kế hoạch của họ sau khi các vụ xô xát làm phá vỡ một lệnh ngừng bắn được lên kế hoạch giữa các lực lượng chính phủ và phe ly khai trong khu vực quanh hiện trường.

“Giao tranh vẫn tiếp diễn. Chúng tôi không thể liều mạng được” , Alexander Hug, phó trưởng phái đoàn giám sát của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu tại Ukraine, cho hay.

“Tình hình an ninh trên đường tới hiện trường và tại hiện trường là không thể chấp nhận được cho sứ mệnh quan sát của chúng tôi”, ông Hug nói với báo giới tại Donetsk thành phố lớn trong khu vực đông Ukaine.

Một phóng viên của hãng tin AFP thiện trường đã nghe thấy bom nổ cách hiện trường vụ tai nạn tại thị trấn Grabove chỉ khoảng 1 km và khói bốc lên trên bầu trời.

Người dân hoảng sợ đã bỏ chạy và các chốt an ninh do các tay súng ly khai kiểm soát đã bị bỏ không.

Bộ tư pháp Hà Lan xác nhận rằng các cố vấn an ninh của họ đã không thể tiếp cận hiện trường.

Trước đó, Thủ tướng Úc Tony Abbott cho biết 49 cảnh sát Hà Lan và Úc - vốn mất tổng cộng 221 công dân trong thảm họa - dự kiến tới hiện trường vào ngày 27/7 và có thể bổ sung thêm người trong những ngày tới.

Thông báo trên diễn ra sau khi Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho hay ông đã đạt được một thỏa thuận với phe ly khai thân Nga đang kiểm soát hiện trường để cho phép triển khai các cảnh sát.

Chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines đã bị rơi ở đông Ukraine hôm 17/7, làm toàn bộ 298 người trên khoang thiệt mạng.

EU cân nhắc các lệnh trừng phạt bổ sung

Trong khi đó tại Brussels, Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận các lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn chống lại Nga. EU cáo buộc Mátxcơva kích động phong trào nổi dậy bằng việc trang bị vũ khí cho phe ly khai, vốn bị cáo buộc đã bắn rơi máy bay Malaysia.

Các lệnh cấm vận chống lại Nga nhằm vào các lĩnh vực kinh tế - trong đó có lệnh cấm vận vũ khí - đang được cân nhắc, trong khi EU dự kiến sẽ công bố thêm những cái tên và thực thể của Nga bị trừng phạt vào ngày mai 29/7.

Nga đã chỉ trích động thái trên là “vô trách nhiệm”, và cảnh báo rằng điều đó sẽ làm hủy hoại sự hợp tác về các vấn đề an ninh.

Còn tại Kiev, các nghị sĩ dự kiến gặp nhau trong tuần này để thảo luận tương lai của Thủ tướng Ukraien Arseniy Yatsenyuk, sau khi ông này đột ngột tuyên bố từ chức do liên minh của ông sụp đổ.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã đề nghị ông Yatsenyuk tiếp tục hợp tác cho tới khi các cuộc bầu cử mới được tổ chức.

An Bình
Theo AFP

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm