Myanmar: Quan điểm của ASEAN về Biển Đông đã rất rõ ràng
(Dân trí) - Trưởng phái đoàn quan chức cấp cao ASEAN của Myanmar, quốc gia là chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2014, khẳng định quan điểm của ASEAN về Biển Đông đã rất rõ ràng và các nước ASEAN đang theo sát diễn biến tình hình Biển Đông.
Bên lề cuộc họp đặc biệt của các quan chức cấp cao ASEAN diễn ra tại Hà Nội ngày 27/6, Ông U Aung Lynn, Vụ trưởng vụ ASEAN kiêm trưởng phái đoàn SOM ASEAN của Myɡnmar đã có cuộc gặp gỡ ngắn với báo chí.
Tại cuộc họp các Trưởng SOM ASEAN cũng thảɯ luận về kết quả cuộc họp Nhóm Công tác chung ASEAN-Trung Quốc vừa diễn ra tại Bali, từ ngày 24-25/6/2014 và cho ý kiến chỉ đạo về việc bảo đảm thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC và thúc đẩy Trung Quốc, đi vào đàm phán thực chất với ASEAN để sớm đạt Bộ Quy ɴắc COC.
Các thảo luận trong cuộc họp lần này nhằm đưa ra đề xuất cho Hội nghị Bộ trưởngȠNgoại giao ASEAN và các Hội nghị Bộ trưởng liên qua sẽ diễn ra vào đầu tháng 8/2014 tại Nay Pyi Taw, Myanmar.
Trước câu hỏi của phóng viên về những hành động gây ɨấn gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam hay giải phóng mặt bằng trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ông U Aung Lynn cho biết vấn đề Biển Đông cũng là một phần trong cuộc họp SOM ASEAN lần này.
"Tôi muốn khẳng định quan điểm củaȠASEAN về vấn đề biển Đông đã rất rõ ràng. Chúng ta đã có nguyên tắc 6 điểm về vấn đề Biển Đông và ASEAN cũng đang theo sát diễn biến tình hình trên Biển Đông. Đối với các diễn biến gần đây trên Biển Đông, ASEAN đã thể hiện sự quan ngại sâu sắc. Đó là quan điểm chung của ASEAN", ông nói.
Những quy tắc của ASEAN đã được các nước lớn thừa nhận, trong đó có Trung Quốc. Trung Quốc nhận thức rõ mối quan hệ của họ với ASEAN là tôn trọng các nguyên tắc trong quan hệ với ASEAN, trong đó có các nguyên tắc liên quan đến Biển Đông. ASEɁN và Trung Quốc đang trong quá trình tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Quá trình này đang tiến triển.Trả lời câu hỏi về thông tin cho rằng Trung Quốc gần đây có dấu hiệu không muốn tiếp tục quá trình đàm phán tiến tới COC, nhà ngoại giao Myanmar cho hay: "Các điều phối viên của ASEAN như Thái Lan đang làm việc chặt chẽ với ɔrung Quốc. Cách đây vài ngày đã diễn ra cuộc họp trên đảo Bali, Indonesia, về việc thúc đẩy quá trình chuẩn bị tiến tới COC. Quá trình này vẫn đang tiến triển giữa ASEAN và Trung Quốc. ASEAN mong muốn COC sớm được hoàn tất," ông cho biết thêm.
ASEAN phải có tiếng nói về vấn đề Biển ĐôngTại cuộc họp SOM ASEAN đặc biệt ngày 27/6 tại Hà Nội, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh đã cập nhật về những diễn biến phức tạp đang diễn ra trên Biển Đông do việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 và cùng với việc đʰa nhiều tàu hộ tống bảo vệ, trong đó có cả tàu và máy bay quân sự xâm phạm sâu vào trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Thứ trưởng khẳng định những hành động này đã vi phạm nghiêm trọng LPQT, Công ước Luật Biển và Tuyên ɢố DOC ký giữa ASEAN và Trung Quốc.
Các quan chức cấp cao của ASEAN tại cuộc họp sáng ngày 27/6 tại Hà Nội
Thứ trưởng đánh giá cao Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 10/5/2014 và cho rằng, ASEAN cần phải đẩy mạnh các nỗ lực của mình nhằm bảo đảm rằng các nguyên tắc của luật pháp quốc tê, Công ước Luật Biển, DOC và các Tuyên bố của ASEAN ɰhải được thực hiện trên thực tế mà trước hết là việc Trung Quốc phải chấm dứt xâm phạm và rút ngay giàn khoan và các tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Hơn bao giờ hết, ASEAN cần phải chủ động đề xuất các cơ chế để bảo đảm rằng các quy định của DOC phải được tôn trọng và sớm đạt được Bộ Quy tắc COC. Đây chính là trách nhiệm và ASEAN cần phải thể hiện vai trò chủ động, trung tâm của mình, tiếp tục tiếng nói chung đối với những vấn đề quan trọng của khu vực.
Các nước ASEAN đều khẳng định các diễn biến phức tạp đang diễn ra ở Biển Đông đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hànɧ hải ở khu vực. Do vậy, đây là vấn đề thuộc quan tâm chung và ASEAN phải có tiếng nói, thể hiện vai trò trung tâm và trách nhiệm của ASEAN.