1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Mỹ phô diễn sức mạnh hải quân ở Biển Đông

(Dân trí) - Tàu sân bay lớp Nimitz USS George Washington của hải quân Mỹ đã tới Vịnh Manila, Philippines hôm 25/10. Dẫn đầu nhóm tàu sân bay tác chiến số 5, USS George Washington đã rẽ sóng trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông suốt tuần qua, tới thăm nhiều nước trong khu vực.


Mỹ phô diễn sức mạnh hải quân ở Biển Đông

Một máy bay chiến đấu đang chuẩn bị hạ cánh xuống tàu sân bay Mỹ USS George Washington trên Biển Đông hôm 25/10.

Thông qua việc phô diễn sức mạnh quân sự trong khu vực, Washington muốn tìm cách tăng cường vị thế ngoại giao vốn đang bị sụt giảm sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama vắng mặt tại hội nghị thượng đỉnh APEC và ASEAN hồi đầu tháng 10.

Ông Obama đã hủy chuyến công du tới Đông Nam Á để giải quyết việc chính phủ Mỹ bị đóng cửa do cuộc khủng hoảng ngân sách. Sự vắng mặt của ông tại các hội nghị được xem là một dấu hiệu rõ ràng nhất về sự suy giảm quyền lực kinh tế và ngoại giao của Washington tại châu Á.

Trung Quốc đã nắm lấy cơ hội ông Obama vắng mặt để thực hiện chính sách "gây cảm tình" tại Đông Nam Á. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã công du khắp khu vực để gặp gỡ nguyên thủ các nước và ký kết các hợp đồng thương mại và đầu tư mới.

Sự vắng mặt của ông Obama đã làm dấy lên những câu hỏi đối với chính sách "xoay trục" sang châu Á của Mỹ, vốn bao gồm việc chuyển dịch phần lớn các lực lượng Mỹ sang Ấn Độ-Thái Bình Dương trong một chiến lược được tính toán kỹ cưỡng nhằm cô lập Trung Quốc. Các quốc gia trên khắp khu vực được khích lệ với chính sách "xoay trục" của Mỹ.

Nhưng sau hội nghị thượng đỉnh ASEAN, các quốc gia trong khu vực không chắc liệu trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc, Washington có sẵn sàng can thiệp về mặt quân sự, và xa hơn nữa là liệu có trợ giúp hay không.

Không đuổi kịp các hợp đồng kinh tế của Bắc Kinh, Washington đang tăng cường sức mạnh ngoại giao và chính trị trong khu vực thông qua việc tăng cường sự hiện diện quân sự. Mỗi điểm dừng chân của nhóm tàu sân bay tác chiến số 5 đều nhằm mục đích này.

USS George Washington dẫn đầu nhóm tàu sân bay tác chiến số 5, nhóm tàu lớn nhất của hải quân Mỹ. Nhóm này gồm 2 tàu tuần tiễu tên lửa, 1 tàu khu trục, 1 tàu cung ứng và 1 tàu ngầm tấn công nhanh. Chỉ riêng tàu sân bay đã có hơn 6.000 quân nhân.

Hôm 21/10, Tướng Vincent Brooks, tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương, đã thông báo rằng Lầu Năm Góc có kế hoạch tiến hành cuộc tập trận hải-lục quân chung đầu tiên tại Thái Bình Dương. Động thái này cho thấy Mỹ đang gia tăng mạnh công tác chuẩn bị cho một cuộc xung đột chống Trung Quốc. Trung tá Michael Donnelly, phát ngôn viên quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương, nói về cuộc tập trận hải-lục quân: "Mục đích cốt lõi của sự cân bằng chiến lược Thái Bình Dương là nhằm đảm bảo sự ổn định trong khu vực".
 
Một lính hải quân Mỹ quan sát Biển Đông qua kính viễn vọng.

Một lính hải quân Mỹ quan sát Biển Đông qua kính viễn vọng.

Hôm 23/10, hàng không mẫu hạm USS George Washington đã tới Malaysia. 16 quan chức chính phủ cấp cao của Malaysia đã được mời thăm tàu sân bay của Mỹ, trong đó có Thứ trưởng quốc phòng Shakib Ahmad Shakir. Tùy viên quân sự Mỹ tại Malaysia đã chào đón họ lên thăm tàu sân bay, trong khi con tàu di chuyển trên Biển Đông và phóng các máy bay chiến đấu.

Nhóm tàu sân bay tác chiến số 5 cũng đã tiến hành các cuộc tập trận chung với các lực lượng Malaysia.

Bộ trưởng quốc phòng Malaysia Hishammuddin Tun Hussein đã thông báo rằng Kuala Lumpur có thể xây dựng một căn cứ tại Bintulu ở Biển Đông. Căn cứ này nằm cách bãi cạn tranh chấp James chỉ 60 hải lý, nơi hải quân Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận đổ bộ hồi đầu năm nay. Căn cứ sẽ đón các lính thủy đánh bộ Malaysia, vốn sẽ nhận hỗ trợ, huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm với lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ.

Washington đã đề nghị chuyển giao cho Kuala Lumpur tàu đổ bộ USS Denver sau khi con tàu này "về hưu" vào năm 2014 và đang muốn bán cho Malaysia vài trực thăng tấn công AH-1Z Super Cobra, theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s.

Cùng ngày 23/10, tàu ngầm tấn công nhanh lớp Los Angeles USS Santa Fe đã cập bến căn cứ hải quân Changi tại Singapore và khoe các khả năng của tàu tấn công ven biển với các thành viên của hải quân Singapore. Các nhân vật hàng đầu của chính phủ Singapore cũng được mời lên thăm tàu sân bay USS George Washington.

Hôm 24/10, trong khi đang di chuyển giữa Biển Đông từ Malaysia tới Philippines, Đô đốc Mark C. Montgomer, chỉ huy tàu USS George Washington, đã tổ chức một cuộc họp báo ngay trên boong tàu trong khi các máy bay chiến đấu cất cánh ở phía sau.
 
Một lính hải quân Mỹ quan sát Biển Đông qua kính viễn vọng.
Tàu USS George Washington có thể thở 80 máy bay chiến đấu.

"Chính sách "xoay trục" đã dẫn tới việc gia tăng sự hiện diện tác chiến trên biển tại Tây Thái Bình Dương, vì thế các tàu của Mỹ đang có mặt khắp các khu vực này", ông Montgomer nói.

"Có nhiều tàu đồng nghĩa với việc sự hiện diện nhiều hơn. Điều đó cho phép chúng ta có sức mạnh lớn hơn. Chính sách "xoay trục" đang gia tăng", quan chức trên nói thêm.
 
"Việc Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng và chính phủ Mỹ bị đóng cửa trong 16 ngày không bị ảnh hưởng. Sự tái cân bằng chiến lược đang diễn ra tích cực... Chúng tôi có đủ ngân sách cho các kế hoạch", hãng tin AFP dẫn lời ông Montgomer.

Khi được hỏi về việc điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp có một cuộc xung đột trong khu vực, ông Montgomery nói: "Tôi cho rằng, thực tế chúng tôi đang có mặt ở đây lúc này đã trả lời cho việc liệu chúng tôi sẽ có mặt ở đây hay không trong trường hợp xảy ra khủng hoảng".

Sau khi tới Vịnh Manila, các nguồn tin cho biết tàu USS George Washington sẽ đón vài trăm quan chức chính phủ, các lãnh đạo doanh nghiệp và quân đội Philippines lên thăm.
 
Video tàu sân bay tàu USS George Washington rẽ sóng trên Biển Đông:
 

An Bình

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm