1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Mỹ không đứng nhìn khi Saudi Arabia thân Nga

Để tăng cường sức mạnh tấn công đất đối đất, Saudi Arabia có kế hoạch mua tên lửa đạn đạo Iskander do Nga sản xuất.

Vũ khí tấn công của Nga

Tuyên bố trước truyền thông quốc tế hôm 11/7, Giám đốc Tập đoàn Rostec, Sergey Chemezov cho biết, Nga và Saudi Arabia đã ký sơ bộ các thỏa thuận liên quan về thương vụ vũ khí Nga.

"Phía khách hàng Saudi Arabia đã ra điều kiện để hợp đồng có hiệu lực, chúng tôi có trách nhiệm chuyển giao công nghệ và thiết lập dây chuyền lắp ráp vũ khí, trang mới trên lãnh thổ quốc gia Cận Đông này. Chúng tôi có thể thiết lập dây chuyền lắp ráp vũ khí bộ binh tại Saudi Arabia, cụ thể như súng trường Kalashnikov", ông S. Chemezov nói.


Hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M của nga.

Hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M của nga.

Trước khi ông ông S. Chemezov đưa ra tuyên bố này, RIA Novosti đưa tin, Moscow và Riyadh đã hứa hẹn với nhau về khả năng ký kết các hợp đồng Nga bán vũ khí cho Saudi Arabia, đặc biệt trong đó có các hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander - nỗi kinh hoàng của các nước NATO.

"Mối liên lạc chặt chẽ đang diễn ra giữa chuyên gia quân sự hai nước để thảo luận diện việc mua sắm vũ khí Nga trên diện rộng, trong đó tổ hợp tên lửa Iskander" - người đứng đầu Bộ Ngoại giao Saudi Arabia, ông Adel Al-Dzhubeyr cho biết.

Thời gian vừa qua, giới truyền thông đã rầm rộ đưa tin, Nga cũng đã chủ động chào bán hàng loạt tinh hoa quốc phòng của mình cho quốc gia Ả rập này, ví dụ như tên lửa Iskander-E, và tổ hợp tên lửa bờ đối hải của Nga và một số phương tiện kỹ thuật hải quân khác.

Ngày 5/7, trang RIAN (Nga) dẫn lời Phó tổng giám đốc công ty xuất nhập khẩu vũ khí quốc doanh Nga Rosoboronexport, Igor Sevastyanov cho biết, Nga tiếp tục mời chào Saudi Arabia mua tên lửa Iskander-E, nếu Saudi Arabia thực sự mong muốn, mọi việc sẽ được giải quyết trong thời gian ngắn.

Mỹ không đứng nhìn

Được biết, ngay từ khi Saudi Arabia có tín hiệu muốn mua vũ khí Nga, hồi cuối năm 2016, Hạ viện Mỹ đã biểu quyết thông qua một dự luật cho phép gia đình các nạn nhân trong vụ khủng bố 11/9 khởi kiện Chính phủ Saudia Arabia về những mất mát mà họ phải hứng chịu.

Dự luật "Công lý chống bảo trợ hành động khủng bố" (JASTA), được nhất trí thông qua tại Hạ viện. Dự luận này cũng đã được Thượng viện Mỹ thông qua trước đó. Động thái của hạ viện Mỹ được đưa ra ngay sau khi Saudi Arabia và Nga đang có nhiều động thái làm thân, tăng cường các quan hệ hợp tác trên chiến trường.

Giới phân tích cho rằng Hạ viện Mỹ đang có ý định dừng chính dự thảo luận này để gia tăng sức ép với Nhà Trắng trong việc trừng phạt Saudi Arabia cũng như có những đối sách cứng rắn với Nga. Mới đây Moscow và Riyadh đã cùng bắt tay ổn định thị trường dầu mỏ khiến Mỹ cũng như phương Tây cảm thấy lo lắng, bất ổn.

Truyền thông Nga vừa rầm rộ đưa tin, Bộ trưởng Năng lượng nước này Alexandr Novak và Bộ trưởng Bộ Năng lượng tài nguyên khoáng sản Saudi Arabia Khalid Al-Falih đã có cuộc gặp gỡ và thống nhất đưa ra các biện pháp cũng như hành động cần thiết nhằm ổn định thị trường dầu mỏ. Hai Bộ trưởng đã bày tỏ quan ngại về suy giảm chi phí trong ngành công nghiệp, cũng như hủy và hoãn các dự án đầu tư.

Để khắc phục vấn đề này, Nga và Saudi Arabia đã đi đến thống nhất phát triển hợp tác trong ngành dầu khí, bao gồm khai thác công nghệ mới, trao đổi thông tin và kinh nghiệm nhằm tăng cường sử dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiếp cận tài nguyên dầu khí, chế tạo thiết bị, cung cấp dịch vụ, đặc biệt là kỹ thuật, chuẩn bị và tổ chức các hoạt động nghiên cứu, đồng thời trong các lĩnh vực điện lực và năng lượng tái tạo.

Việc hợp tác này chắc chắn sẽ khiến Mỹ không vui và mang tâm trạng bất an. Bởi lẽ truyền thông Mỹ vừa dẫn báo cáo của Công ty Rystad Energy có trụ sở ở Oslo, Na Uy tuyên bố trữ lượng dầu lửa của Mỹ vượt Saudi Arabia và Nga, trong đó có một nửa là dầu đá phiến.

Không chỉ thế, trong bài phát biểu thường niên về tình hình ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ trước đó, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Viện Dầu mỏ Mỹ (API), Jack Gerard còn tự hào khẳng định, Washington hiện là nhà sản xuất dầu thô số một thế giới, giữ vai trò chi phối thị trường, một điều khó thấy ở thời điểm một thập niên trước đây.

Theo Tuấn Hưng

Báo Đất việt