1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Mỹ gửi xe bọc thép, máy bay không người lái cho quân đội Ukraine

(Dân trí) - Nhằm hỗ trợ chính quyền Ukraine trong cuộc chiến với lực lượng đòi độc lập ở miền Đông, ngày 11/3, chính quyền Mỹ tuyên bố sẽ gửi vũ khí sát thương bổ sung cho Kiev, đồng thời áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào các thủ lĩnh của phe đòi độc lập Ukraine và một ngân hàng Nga.

Các mẫu xe Humvee (Ảnh RT)
Các mẫu xe Humvee (Ảnh RT)
 
Trong thông báo hôm qua, Mỹ cho biết, lô vũ khí phi sát thương nước này gửi cho Ukraine trị giá hơn 75 triệu USD, nhằm giúp quân đội Ukraine chặn đà tiến công của lực lượng đòi độc lập ở miền Đông.
 
Cụ thể, lô hàng gồm 230 mẫu xe bọc thép Humvee các loại, máy bay không người lái Raven, các loại radar chống pháo, các thiết bị quan sát ban đêm và những thiết bị sử dụng cho quân y. Đợt gửi hàng đầu tiên sẽ diễn ra trong vài tuần tới với chủ yếu là xe bọc thép Humvee. Sau đó, Mỹ sẽ tiếp tục gửi các vũ khí phi sát thương khác cho quân đội Ukraine.
 
Trước đó, phát biểu tại Thượng viện Mỹ, Ngoại trưởng John Kerry đã thông báo quyết định nêu trên: "Ngày hôm nay, Mỹ quyết định hỗ trợ ngay lập tức những thiết bị vũ khí phi sát thương có tổng trị giá hơn 75 triệu USD. Các phương án khác đang được chúng ta cân nhắc".

Gia tăng trừng phạt Nga

Cũng trong ngày 11/3, Mỹ quyết định gia tăng sức ép với lực lượng đòi độc lập ở Ukraine với việc công bố các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào các thủ lĩnh lực lượng này, những người Nga ủng hộ họ và ngân hàng lớn nhất tại bán đảo Crimea.
 
Cụ thể, Bộ Tài chính Mỹ đã liệt vào danh sách trừng phạt 8 quan chức thuộc phe đòi độc lập, trong đó có các quan chức hàng đầu của nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng ở Ukraine như Aleksandr Karaman, Oleksandr Khodakovsky và Ekaterina Gubareva. Bộ trên cũng liệt vào danh sách Ngân hàng Thương mại Quốc gia Nga, ngân hàng lớn nhất ở Crimea kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo này 1 năm trước. Trong danh sách trừng phạt cũng bao gồm 3 quan chức trong chính phủ trước đây của ông Viktor Yanukovych.
 
Bộ Ngoại giao Nga ngay lập tức đã lên tiếng phản đối quyết định của Washington, và gọi đây là một "hành động khiêu khích chính trị". Trong một tuyên bố, Thứ trưởng Ngoại giao Sergey Ryabkov nhấn mạnh những cáo buộc của Washington về sự ủng hộ và hỗ trợ của Mátxcơva cho lực lượng đòi độc lập ở miền Đông hoàn toàn không có ý nghĩa và vô căn cứ.
 
Ngọc Anh
Theo RT, AP 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm