1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

(Mega Story) Đại sứ quảng bá vẻ đẹp áo dài Việt trong mưa xuân

Những ngày cuối năm, các cụ thủ từ đình và dân làng So, Quốc Oai, Hà Nội bất ngờ đón Đại sứ Phạm Sanh Châu đến thăm trong bộ áo dài truyền thống, đầu vấn khăn theo lối cổ.

Giáp Tết ai cũng bận rộn, là một nhà ngoại giao cao cấp bộn bề công việc, Đại sứ Phạm Sanh Châu vẫn dành thời gian cùng dân làng So và các thành viên nhóm Đình làng Việt làm lễ dâng hương và cùng nhau bàn bạc chuẩn bị cho sự kiện Tết Việt của nhóm diễn ra tại đây vào ngày 22/1/2017.

Tết năm nay, bên cạnh việc tái hiện không gian Tết xưa, Đại sứ Phạm Sanh Châu - thành viên thứ 7000 của nhóm Đình làng Việt - gợi ý với cả nhóm về nội dung tôn vinh và quảng bá áo dài cổ truyền nói chung và của nam giới nói riêng.

Áo dài của phái nam ra đời trước áo dài nữ và từng là trang phục truyền thống của đàn ông Việt. Trong khi áo dài nữ liên tục được cải tiến, cách tân và được ca ngợi thì áo dài nam lại không được đón nhận và thậm chí còn bị “gán” với thời phong kiến cùng những suy nghĩ thiếu xây dựng.

Là một nhà ngoại giao văn hóa tiên phong mặc áo dài truyền thống, Đại sứ Phạm Sanh Châu có “thâm niên” hơn 10 năm mặc áo dài trong các cuộc gặp ngoại giao quan trọng.

“Tôi thấy áo dài rất đẹp lại là trang phục truyền thống. Ngày xưa các cụ đã mặc rất đẹp và tôi đam mê vẻ đẹp ấy,” Đại sứ Phạm Sanh Châu cho biết.

Ông Phạm Sanh Châu - ứng cử viên vị trí Tổng giám đốc UNESCO cũng chia sẻ lý do thường xuyên mặc áo dài trong các nghi lễ ngoại giao: “Khi ra nước ngoài chúng ta phải khẳng định rõ nét hơn bản sắc văn hóa của Việt Nam. Có những lúc chúng ta không có thời gian để thể hiện bản sắc Văn hóa đất nước vì chúng ta không có điều kiện để tiếp xúc hoặc trình bày thì hình thức đóng vai trò quan trọng và đó là dịp để chúng ta mặc áo dài của Việt Nam. Chính vì vậy mà tôi mặc áo dài của Việt Nam để trình Quốc thư, khi tổ chức Quốc khánh, tổ chức Tết và hầu như khi tổ chức bất kỳ các nghi lễ nào hay là khi vào gặp nguyên thủ các nước.”

__________

“Tôi mặc áo dài để thế giới nhận diện rõ nét hơn con người Việt Nam, bản sắc Việt Nam rằng Việt Nam sẵn sàng hội nhập nhưng không hòa tan”

__________

Lý giải việc lựa chọn lễ phục Nhà nước chưa thể đi đến hồi kết vì khó khăn trong việc lựa chọn áo dài hay complet, Đại sứ Phạm Sanh Châu cho rằng cần phải vượt qua rào cản về mặt tâm lý. Nhiều người cảm thấy ngại ngùng và xấu hổ, nhiều người cảm thấy nó gợi lại một quá khứ không tốt đẹp, nhiều người lại lo ngại sự khen chê của dư luận xã hội nên để an toàn họ mặc complet: “Chúng ta phải dũng cảm. Tôi rất thích trào lưu sống hiện nay của các bạn trẻ là quyết không sống nhạt, tức là sống mờ nhạt, phải sống có lý tưởng, có hoài bão, có cá tính và đóng góp vào sự đa dạng văn hóa chung của thế giới.”

__________

“Hãy cùng nhau tôn vinh áo dài truyền thống nam trong dịp Tết này”

__________

Đại sứ Phạm Sanh Châu bày tỏ mong muốn một ngày nào đó áo dài nam được ưa chuộng trở lại và chính thức trở thành trang phục truyền thống để góp phần tạo dựng bản sắc Việt Nam với thế giới bên ngoài bởi các nước khác đều đã có trang phục riêng của họ và họ định hình riêng bản sắc của họ.

“Tôi rất ngưỡng mộ sáng kiến của những người thành lập ra nhóm Đình Làng Việt. Thật thú vị khi thấy rằng ở Việt Nam có rất nhiều người tâm huyết với truyền thống văn hóa dân tộc và sẵn sàng dấn thân vào việc bảo vệ, tôn vinh, quảng bá các di sản đó. Điều đó cho thấy sức mạnh của người dân rất lớn, đặc biệt là sức mạnh của cộng đồng,” ông khẳng định.

Đại sứ đứng trước đình So trong màn mưa giăng
Đại sứ đứng trước đình So trong màn mưa giăng
Đại sứ mặc áo dài truyền thống, đầu vấn khăn theo lối cũ, không cách tân
Đại sứ mặc áo dài truyền thống, đầu vấn khăn theo lối cũ, không cách tân
Tiết trời lành lạnh với xuân mưa lất phất bay khiến khung cảnh đình làng So càng trở nên hữu tình.
Tiết trời lành lạnh với xuân mưa lất phất bay khiến khung cảnh đình làng So càng trở nên hữu tình.
Đại sứ cùng các thành viên nhóm Đình làng Việt tiến vào đình làng thực hiện nghi lễ dâng hương.
Đại sứ cùng các thành viên nhóm Đình làng Việt tiến vào đình làng thực hiện nghi lễ dâng hương.
Các thành viên Đình làng Việt cũng đều mặc áo dài giản dị theo lối truyền thống khiến ta có cảm giác như được trở về với ngày xưa...
Các thành viên Đình làng Việt cũng đều mặc áo dài giản dị theo lối truyền thống khiến ta có cảm giác như được trở về với ngày xưa...
(Mega Story) Đại sứ quảng bá vẻ đẹp áo dài Việt trong mưa xuân - 6

Với hành động tiên phong và niềm đam mê, tôn vinh áo dài truyền thống Việt, nhiều người gọi Đại sứ Phạm Sanh Châu là Đại sứ áo dài.

Các thành viên nhóm Đình làng Việt luôn trân trọng và cảm kích trước sự tham gia của thành viên thứ 7000 là Đại sứ Phạm Sanh Châu
Các thành viên nhóm Đình làng Việt luôn trân trọng và cảm kích trước sự tham gia của thành viên thứ 7000 là Đại sứ Phạm Sanh Châu

Bài và ảnh: Mỹ Trà

Theo (Vietnam+)

http://special.vietnamplus.vn/phamsanhchau