1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Lộ khả năng không chiến cực mạnh của trực thăng Apache

Theo Business Insider, cùng với khả năng hủy diệt mục tiêu mặt đất, Mỹ còn biến trực thăng Apache thành sát thủ đối không với tên lửa Stinger.

Nguồn tin từ Lục quân Mỹ cho biết, cùng với tên lửa chống đối đất Hellfire, vũ khí chủ lực tiếp theo của trực thăng Apache sẽ là tên lửa đối không Stinger.

Tuy nhiên, để mang được tên lửa đối không này, nhà sản xuất Raytheon và công ty chế tạo máy bay Boeing đã đạt được thỏa thuận tích hợp tên lửa Stinger lên các mấu cứng treo vũ khí trên Apache bắt đầu từ năm 2018.

Nguyên bản Stinger là tên lửa điển hình của hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) thế hệ 2. Stinger đã làm nên tên tuổi ở vùng núi Afghanistan, nơi nó thể hiện hiệu quả tác chiến cao chống trực thăng và máy bay của Liên Xô.

Tên lửa Stinger được trang bị trên mấu cứng của Apache.
Tên lửa Stinger được trang bị trên mấu cứng của Apache.

Stinger có khả năng đánh chặn mọi góc độ nghĩa là nó có thể phát hiện và phóng đạn chống máy bay ở mọi góc độ, không chỉ từ phía sau (bắn đuổi). Các biến thể mới hơn của Stinger được trang bị đầu tìm 2 chế độ làm việc trên 2 dải hồng ngoại và cực tím - giúp vô hiệu hóa các biện pháp đối phó bằng hồng ngoại.

Tên lửa Stinger được trang bị đầu đạn lớn hơn các tên lửa thế hệ MANPADS thế hệ 1, giúp nó có nhiều cơ hội thực sự bắn rơi máy bay chiến thuật thay vì chỉ làm chúng bị thương.

Trước sự nguy hiểm của tên lửa Stinger, phi công Nga đã phải học cách đối phó với tên lửa này. Theo đó, trước khi lệnh ngừng bắn tại Syria được ký kết, Nga đã tiến hành cuộc thao diễn mang tên Aviadarts tại sân bay Baltimor ở tỉnh Voronezh.

Trong cuộc thao diễn này, các phi công thuộc lực lượng Không quân vũ trụ Nga sử dụng các máy bay Su-25 và trực thăng Mi-28H thực hiện tất cả các khoa mục bay lý thuyết và thực hành, đáp ứng các tiêu chuẩn về hướng dẫn bay đối với phi công, khắc chế hệ thống phòng không và thực hành tấn công mục tiêu mặt đất.

Trong số các nội dung trên, đáng chú ý có nội dung khắc chế hệ thống phòng không đối phương. Với nội dung này, các phi công Nga đã phải học cách vượt qua tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Stinger của Mỹ.

Sự nguy hiểm của Stinger đã quá rõ ràng, tuy nhiên phải đến năm 2018, vũ khí này mới có thế trở thành tên lửa không đối không chính thức trên trực thăng tấn công số 1 của Mỹ.

Căn cứ vào thời điểm triển khai tên lửa này trên Apache cho thấy, Mỹ đã khá chậm so với Nga khi trang bị tên lửa đối không cho trực thăng. Hiện nay, trực thăng tấn công Ka-52 của Nga đã được trang bị tên lửa định vị không đối không Igla-V với số lượng 4 quả/1 trực thăng.

Clip vẻ đẹp "chết người" từ màn tấn công đêm của trực thăng Apache:

Theo Thùy Dung

Đất Việt