1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Lãnh đạo đảo chính Mali đối mặt với tối hậu thư

(Dân trí) - Các nước Tây Phi đã cho lãnh đạo nhóm đảo chính ở Mali 72 giờ để trao trả lại quyền lực nếu không sẽ bị trừng phạt.

 

Lãnh đạo đảo chính Mali đối mặt với tối hậu thư

Người ủng hộ nhóm đảo chính ở Mali.

 

 Ecowas, tổ chức đại điện cho các quốc gia Tây Phi, cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ bao gồm đóng cửa tất cả các cửa khẩu biên giới trên bộ, đóng băng tài sản của Mali.

 

Các nhà lãnh đọa Tây Phi đã nhóm họp ở Bờ Biển Ngà, sau khi kế hoạch đàm phán với các lãnh đạo đảo chính trước đó tại thủ đô Bamako của Mali bị đổ bể do người ủng hộ đảo chính chiếm đường băng sân bay.

 

Các nước láng giềng của Mali cũng đã yêu cầu hội đồng tư vấn lâm thời Mali từ chức. Họ đã cho ngưng lực lượng gìn giữ hòa bình tại Mali.

 

Tổng thống bị lật đổ vẫn ở Mali

 

Lãnh đạo đảo chính Mali đối mặt với tối hậu thư
Tổng thống bị lật đổ Toure cho biết ông vẫn tự do và khỏe mạnh ở Mali.
Chủ tịch của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (Ecowas) Kadre Desire Ouedraogo cho biết với các phóng viên rằng nếu hạn chót không được thực hiện, tất cả 15 nước trong khối sẽ từ chối cho Mali tiếp cận với các cảng của họ. Ngoài ra ngân hàng trung ương khu vực cũng sẽ không giao dịch với các ngân hàng thương mại ở Mali.

 

Lãnh đạo đảo chính đã công bố hiến pháp mới cũng như công bố bầu cử, trong đó những người tham gia đảo chính sẽ bị cấm đứng ra tranh cử. Tuy nhiên, ngày tiến hành bầu cử chưa được ấn định.

 

Cuộc đảo chính do những binh sỹ bất bình với cách chính phủ của Tổng thống Amadou Toumani Toure đối phó với cuộc nổi dậy của phiến quân Tuareg ở miền bắc. Phiến quân này đã đẩy lùi được lực lượng quân đội ra khỏi nhiều thành phố ở miền bắc trong những tháng gần đây.

 

Theo hiến pháp mới, một ủy ban chuyển tiếp gồm 26 thành viên trong lực lượng an ninh và 15 thành viên dân sự sẽ nắm quyền. Những người nằm trong ủy ban sẽ được miễn trừ truy tố.

 

Một số quy định mới cũng tương tự như hiến pháp hiện tại của Mali, trong đó có sự đảm bảo quyền tự do ngôn luận, suy nghĩ và đi lại.

 

Trong khi đó ông Toure, thường được biết đến với tên ATT, hôm thứ tư vừa qua cho biết ông vẫn ở Mali, tự do và khỏe mạnh.

 

“Tôi cho rằng điều quan trọng nhất hiện nay là chúng ta phải tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng này, qua con đường hòa giải. Điều quan trọng nhất không phải là ATT, không phải là một người đàn ông. Điều quan trọng nhất là dân chủ, các thể chế của chúng ta, là Mali”, ông cho biết trên đài phát thanh RF1 của Pháp.

 

Phan Anh

Theo BBC