1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Lá chắn tên lửa Mỹ không địch nổi tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Nga

(Dân trí) - Truyền thông Nga ngày 16/12 dẫn lời Tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược Nga, Thượng tướng Sergey Karakaev, cho biết hệ thống lá chắn tên lửa hiện có của Mỹ không thể chịu đựng được một cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạt nhân của Nga.

 

Một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với động cơ đẩy RS-24 Yars/SS-27 Mod 2 (Ảnh: Sputnik)
Một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với động cơ đẩy RS-24 Yars/SS-27 Mod 2 (Ảnh: Sputnik)

Các chuyên gia quân sự Nga nhận định rằng tiềm năng quân sự hay khả năng tích hợp dữ liệu qua hệ thống máy tính của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ vừa mới được triển khai không thể vô hiệu hóa một cuộc tấn công từ bộ ba vũ khí hạt nhân Nga, Thượng tướng Karakaev phát biểu với báo giới hôm thứ Tư (16/12).

Tướng Karakaev còn cho hay các tính toán của các chuyên gia Mỹ cho rằng một hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả phải bao gồm nhiều loại tên lửa đánh chặn được tích hợp, dù bằng công nghệ laser hay động lực học, và được triển khai ở tất cả các môi trường, trong đó có vũ trụ. Hệ thống lá chắn tên lửa nhiều lớp có thể có nhiều loại tên lửa phòng không và tên lửa đầu đạn trong vũ trụ tham gia.

Ông Karakaev còn tiết lộ rằng các kế hoạch phát triển trong dài hạn của lực lượng tên lửa chiến lược của Nga đã được hoàn thiện và có tính đến quy mô và tốc độ phát triển được dự báo của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

“Theo đó, lực lượng tên lửa chiến lược của Nga sẽ áp dụng nhiều phương tiện và kỹ thuật tân tiến và hiệu quả có thể xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào”, Tướng Karakaev cho hay và nhấn mạnh rằng các tên lửa đạn đạo của Nga có thể đánh bại mục tiêu bất cứ nơi đâu trên thế giới.

Các tên lửa thế hệ tiếp theo với những đặc tính đột phá mang nhiều thiết bị hiện đại có thể xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và đảm bảo tiêu diệt các thách thức tiềm năng, theo ông Karakaev.

Các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạt nhân (ICBMs) hiện đại hiện chiếm tới 56% kho vũ khí của Nga và vào năm 2020 các hệ thống tên lửa đạn đạo này sẽ trở nên lỗi thời và tất nhiên sẽ được thay thế bởi những hệ thống mới, Thượng tướng Karakaev cho biết.

Hiện công đoạn nghiên cứu và phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng có tên gọi Sarmat vừa mới được hoàn tất và dự kiến các vụ thử sẽ được tiến hành trên quy mô đầy đủ vào năm tới tại căn cứ quân sự Plesetsk.

Mỗi năm tối thiểu 4 đến 5 trung đoàn tên lửa hệ thống cơ động Yars được đưa vào hoạt động, theo ông Karakaev. Trước đó vào tháng 6 năm nay, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố rằng Điện Kremlin sẽ bổ sung thêm 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới vào tiềm năng hạt nhân nước này trong năm nay.

Vị tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược Nga còn cho biết giai đoạn thiết kế hệ thống tên lửa Barguzin cũng vừa được hoàn tất và dự án này sẽ đi vào giai đoạn tiếp theo là công đoạn chế tạo. Năm nay, lực lượng tên lửa chiến lược Nga đã tiến hành 7 vụ thử và còn một vụ thử nữa sẽ được hoàn tất vào cuối tháng này. Năm tới các vụ phóng tên lửa sẽ tăng lên gấp đôi là 16 vụ. Một hệ thống tự động tích hợp mới sẽ được lắp đặt cho lực lượng tên lửa chiến lược vào đầu năm tới sẽ cho phép thực thi các thay đổi tác chiến mới cho loại tên lửa đạn đạo.

Cũng theo Tướng Karakaev, các đoàn chuyên gia của Mỹ đã thăm và khảo sát lực lượng tên lửa chiến lược Nga 12 lần trong năm nay. Washington và Moscow thực hiện trao đổi dữ liệu về tình trạng kho vũ khí hạt nhân chiến lược quốc gia mỗi nước 2 lần trong năm đó là vào ngày 1/3 và 1/9.

Vị tướng Nga cũng tiết lộ rằng Nga không thấy cần thiết phải triển khai các tên lửa chiến lược với đầu đạn thông thường để tiêu diệt các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS và rằng việc triển khai các tên lửa chiến lược phải được sự cho phép của tư lệnh tối cao Nga, Tổng thống Putin.

Vũ Duy

Theo RT

 

Lá chắn tên lửa Mỹ không địch nổi tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Nga - 2