Không quân Mỹ bỏ rơi đồng minh, nổi dậy Syria thua thảm
Báo Mỹ chỉ đích danh Không quân Mỹ bỏ rơi đồng minh nổi dậy Syria vào tay lực lượng khủng bố Hồi giáo IS.
Báo The Washington Post mới đây dẫn một nguồn tin quen kể lại tình hình Syria ngày 28/6 cho thấy các phi công Mỹ nhận được lệnh yểm trợ cho các lực lượng đối lập -Quân đội Syria Mới (NSA)- vào Thị trấn Abu Lamal tại miền Đông nước này.
Tuy nhiên, vào thời điểm quyết định, các phi công Mỹ được lệnh phải rời khỏi khu vực này và tham gia cuộc chiến ở ngoại ô Thành phố El-Fallujah ở nước láng giềng Iraq.
Theo đại diện Lầu Năm Góc Chris Garver, Bộ chỉ huy coi việc tiêu diệt một đoàn xe của chiến binh "nhà nước Hồi giáo" (IS), cùng với các kỹ thuật tại El-Fallujah là quan trọng hơn.
Vị này khẳng định, mục tiêu chính của Không quân Mỹ tại Trung Đông vẫn là "giải phóng thị trấn và cắt đường tiếp tế của khủng bố IS trong thung lũng Euphrates giữa Syria và Iraq".
Đoàn xe của khủng bố IS đã bị phá hủy hoàn toàn và hàng trăm chiến binh thánh chiến ở vùng ngoại ô của Fallujah đã thiệt mạng. Trận chiến tại biên giới Syria- Iraq còn có sự tham gia của lực lượng không quân Anh và Iraq.
Nhưng vào thời điểm đó, lực lượng khủng bố ở Aba Lamal đã phản công lại lực lượng Quân đội Syria Mới được Mỹ hậu thuẫn, đẩy máy bay chiến đấu của quân đội NSA ra khỏi khu vực, buộc rút lui về căn cứ cách đó 200 dặm từ Aba Lamal.
Các phiến quân đã thiệt mạng 2 người, một trong số đó bị chặt đầu. Lực lượng khủng bố đã đăng tải đoạn phim ghê rợn này trên trang web của chúng. 3 máy bay chiến đấu khác đã bị phá hủy buộc lực lượng NSA rút lui khỏi sa mạc.
Lực lượng Quân đội Syria Mới được Washington Post miêu tả là khoảng 100 người, được tuyển mộ từ các cư dân của thị trấn Abu Lamal. Tờ báo cũng miêu tả là các cư dân được tuyển binh chủ yếu là người Thổ Nhĩ Kỳ, được đào tạo tại Jorrdan với lực lượng Mỹ và Anh ủng hộ.
Tờ báo Mỹ viết rằng sự thất bại của chiến dịch giáng một đòn nặng vào kế hoạch của Mỹ thành lập các đơn vị địa phương trong khu vực, có khả năng chống lại nhóm Hồi giáo cực đoan.
Biện hộ cho quyết định "bỏ rơi" quân nổi dậy Syria này, ông Garver nhấn mạnh: "Nguồn lực có hạn. Bạn phải cố gắng hết sức để gia tăng tối đa thiệt hại lên đối phương với những gì có trong tay. Chúng tôi phải đề ra những ưu tiên".
Biên bản theo dõi số lượng các cuộc không kích của Mỹ ở Iraq và Syria cho thấy vào thời điểm chiến dịch tấn công Abu Lamal được phát động, Mỹ tiến hành tổng cộng 8 cuộc không kích mỗi ngày. Nhưng trong ngày quân nổi dậy Syria hứng chịu thất bại trước IS, họ chỉ thực hiện một đợt duy nhất.
Với chiến dịch dội bom đoàn xe ở Fallujah, theo như lời Đại tá Garver, không quân Mỹ đã "tập trung mọi nguồn lực", bao gồm cả các oanh tạc cơ B-52 hay cường kích AC-130 Spectre.
David Maxwell, cựu sĩ quan Đặc nhiệm Mỹ kiêm phó giám đốc Chương trình Nghiên cứu An ninh thuộc Đại học Georgetown, nhận xét: "Ưu tiên ở đây dường như là truy sát mục tiêu, tấn công mục tiêu nào giá trị hơn... Đây là cách mà chúng ta tư duy suốt 15 năm qua khi triển khai các cuộc không kích bằng máy bay không người lái hay tấn công tổng lực. Chúng ta muốn đạt hiệu quả tức thì trên chiến trường mà không tính đến những hệ lụy có thể xảy ra".
Giới quan sát đánh giá quyết định điều chiến đấu cơ chuyển hướng sang Iraq, khiến các tay súng của lực lượng NSA không còn được yểm trợ hỏa lực từ trên không chính là nguyên nhân mấu chốt khiến toàn bộ chiến dịch tấn công Abu Lamal thất bại.
Sau khi chiến đấu cơ Mỹ rút đi, IS nhanh chóng phản công, đẩy lực lượng nổi dậy khỏi thị trấn. Các chỉ huy Quân đội Syria Mới cho hay họ có nhận thấy sự biến mất của chiến đấu cơ Mỹ nhưng không biết rằng chúng chuyển hướng sang Fallujah.
Dù thất bại nhưng ông Garver khẳng định không vì thế mà chiến dịch tái chiếm Abu Lamal dừng lại. Tuy nhiên, IS lúc này cũng đang ở vào thế công. Theo ông Muhammed Tallaa, chỉ huy lực lượng Quân đội Syria Mới, căn cứ ở Tanf của họ gần đây thường xuyên bị IS pháo kích.
Chuyên gia nhận định thất bại của Quân đội Syria Mới ở Abu Lamal lần nữa giáng một đòn mạnh vào chương trình huấn luyện quân địa phương vốn đã bị chỉ trích của Mỹ khi mà nó chỉ tạo ra những thay đổi ít ỏi trong khi tiêu tốn một lượng lớn chi phí, ước tính lên tới 500 triệu USD.
Video: Quân đội Syria tóm sống lực lượng khủng bố IS vào thùng:
Theo Đông Phong (Tổng hợp)
Đất Việt