1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Không nước nào công nhận chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông

Hoạt động cải tạo các đảo đang được Trung Quốc tiến hành rất nhanh, làm thay đổi hiện trạng địa lí và gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.

Sáng 18/6, Hội thảo quốc tế lần thứ 2 với chủ đề "An ninh và Hợp tác ở Biển Đông: những vấn đề cấp bách và giải quyết xung đột" đã được khai mạc tại khách sạn Radisson Slavyaskaya ở Moscow.
 
Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 2 được tổ chức tại thủ đô Moscow của Nga thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới, các nhà khoa học Nga, đại diện chính quyền, các bộ ngành và báo chí Nga, quốc tế.

Quyền Giám đốc Viện Phương Đông học D.Mosyakov (

Quyền Giám đốc Viện Phương Đông học D.Mosyakov (ngồi giữa) phát biểu khai mạc hội thảo

Trong số gần 60 người tham dự hội thảo có sự hiện diện của Phó Chủ tịch Hạ viện N.Levichev, lãnh đạo một số Vụ của Bộ Ngoại giao, lãnh đạo Ủy ban đối ngoại của Hạ viện, nhiều lãnh đạo của các Viện, trung tâm nghiên cứu khoa học uy tín của Nga và đặc biệt có sự góp mặt của gần 10 chuyên gia quốc tế nổi tiếng về vấn đề Biển Đông đến từ các nước Mỹ, Pháp, Bỉ, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore...

Phát biểu khai mạc hội thảo, Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Dmitri Mosyakov - Quyền Giám đốc Viện Phương Đông học- Viện Hàn lâm Khoa học Nga (đơn vị chủ trì hội thảo) cho biết, chủ đề và các nội dung thảo luận tại hội thảo hôm nay rất quan trọng và cấp thiết, khi mà tình hình ở Biển Đông vẫn căng thẳng và không ổn định, xuất hiện các nguy cơ đối đầu quân sự và có thể biến thành một trong những điểm nóng tiếp theo trên thế giới.

Giáo sư Mosyakov nhấn mạnh tính chất của cuộc hội thảo này đã thu hút nhiều nhà khoa học và mong rằng sẽ có những kiến nghị cho cuộc xung đột hiện nay ở Biển Đông.

Tiến sỹ Ian Storey - chuyên viên nghiên cứu cao cấp - Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore
Tiến sỹ Ian Storey - chuyên viên nghiên cứu cao cấp - Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore

Giáo sư Mosyakov phát biểu: "Việc tiếp tục tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Qua diễn đàn này, các nhà khoa học đến từ các nước không trực tiếp liên quan đến tranh chấp sẽ có những đánh giá khách quan và có những kiến nghị phù hợp để các bên có thể tiếp nhận; giúp các nước có thể đi đến nhượng bộ nhất định, mà các bên có thể chấp nhận được và góp phần làm giảm căng thẳng hiện nay tại Đông Nam Á".

Trong phát biểu khai mạc, Giáo sư Mosyakov cũng nhận định, chính sách của Trung Quốc là một trong những nhân tố gây ra căng thẳng trên Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với 80 % diện tích Biển Đông.

Tuy nhiên, tuyên bố này của Trung Quốc không được bất cứ một quốc gia nào trên thế giới công nhận. Hơn nữa, hoạt động cải tạo, xây dựng và bồi đắp các đảo đang được Trung Quốc tiến hành rất nhanh, làm thay đổi hiện trạng địa lí, gây ra phản ứng của các nước láng giềng, làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.

Giáo sư Mosyakov nhấn mạnh, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cần phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và các thỏa thuận đã đạt được.

Toàn cảnh Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 2 tại Moscow
Toàn cảnh Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 2 tại Moscow
 
Theo chương trình, hội thảo được chia làm 4 phiên thảo luận, bao gồm: Tình hình tại Biển Đông từ quan điểm địa chính trị hiện nay; Tình hình tại Biển Đông và nguy cơ quân sự hóa, chạy đua vũ trang trong khu vực; Các khía cạnh pháp lí và chính sách của các lực lượng bên ngoài khu vực trong xung đột ở Biển Đông; Cách thức giải quyết các vấn đề tranh chấp hiện nay, triển vọng hòa bình và ổn định tại Đông Nam Á./.
 
Theo Đoan Hải/VOV- Moscow

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm