1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Không - hải chiến, sự đối đầu trực tiếp trong chiến tranh hiện đại

Cuộc chiến tranh Falklands từ tháng 4-6/1982 là cuộc chiến tranh duy nhất sau năm 1945 mà trong đó hoạt động tác chiến trên biển đóng vai trò chủ đạo.

Không - hải chiến, sự đối đầu trực tiếp trong chiến tranh hiện đại
Các xuồng cứu sinh bên tàu tuần dương ARA General Belgrano của Hải quân Argentina chìm ngày 1/5/1982. (Ảnh: AP)
 
Ban đầu, khi chiến đấu “trên sân nhà”, Argentina đã có ưu thế lớn cả trên biển, lẫn trên không. Nhưng ưu thế kỹ thuật và chiến thuật lại ở phía Anh.

Tàu ngầm nguyên tử tham chiến

Điểm bước ngoặt của cuộc chiến là việc tàu ngầm nguyên tử Anh Conquerror đánh chìm tàu tuần dương General Belgrano của Argentina (đến nay, đây vẫn là chiến thắng đầu tiên trong lịch sử hải chiến của tàu ngầm nguyên tử).
 
Ở góc độ nào đó, ở đây đã lặp lại câu chuyện của tàu khu trục Eilat của Israel và tàu khu trục PNS Khaibar của Pakistan: chiếc tuần dương hạm Argentina được đưa vào biên chế Hải quân Mỹ với tên USS Phoenix vào năm 1938, được bán lại cho
Argentina vào năm 1951, khi mà chưa ai có thể tưởng tượng ra sự xuất hiện của tàu ngầm nguyên tử.
 
Tuy vậy, sự tử vong của tàu tuần dương General Belgrano đã loại hoàn toàn hạm đội Argentina khỏi vòng chiến.
Chỉ còn tàu ngầm ARA San Luis (lúc đó là tàu ngầm tối tân lớp Type 209 do Đức đóng) là còn xuất trận mấy lần để tấn công các tàu Hải quân Anh, nhưng không gặt hái thành công. Tất cả những tổn thất còn lại của hai hạm đội đều do máy bay gây ra.
Quân Argentina đã mất 1 tàu ngầm (do Mỹ đóng trong thập niên 1940), 1 tàu tuần tra và 1 tàu vận tải (còn 1 tàu tuần tra và 1 tàu vận tải khác thì bị quân Anh chiếm giữ tại quần đảo Falklands).
 
Quân Anh tổn thất 2 tàu khu trục lớp Sheffield, 2 frigate lớp Amazon, 1 tàu chở container Atlantic Conveyor và 1 tàu đổ bộ.
 
Trong đó, 1 tàu khu trục (chính là tàu HMS Sheffield) và tàu chở container bị đánh đắm bởi tên lửa chống hạm Exocet phóng đi từ các máy bay cường kích Super Étendard (cả tên lửa Exocet và cường kích Super Étendard đều do Pháp sản xuất). 4 tàu còn lại bị diệt bằng bom thường thả từ các máy bay Mirage và Skyhawk.
 
Nhiều tàu Anh đã bị trúng bom, nhưng một số bom rất lớn trong số đó đã không nổ (đó là các quả bom cũ do Mỹ sản xuất).
 
Tuy nhiên, các máy bay Harrier của Anh (nhờ có khả năng cất/hạ cánh thẳng đứng, có thể cất cánh không chỉ từ các tàu sân bay mà cả từ tàu khu trục và frigate) và các hệ thống tên lửa phòng không hạm tàu đã bắn hạ một phần lớn máy bay
 
Argentina, giúp cho quân Anh làm chủ hoàn toàn không phận bên trên quần đảo Falklands.
 
Còn việc phong tỏa lực lượng Argentina đồn trú trên quần đảo đã được tổ chức ngày từ những ngày đầu chiến tranh. Tất cả những điều này đã cho phép người Anh giành chiến thắng.
 
Chảo lửa Trung Đông
 
Hoạt động tác chiến trên biển cũng chiếm phần rất đáng kể trong chiến tranh Iran-Iraq. Ở giai đoạn đầu chiến tranh, đã xảy ra các trận đánh giữa các xuồng tên lửa lớp Projekt 205 của Iraq và lớp Combattante II do Pháp đóng của Iran.
Ngay trong tháng đầu chiến tranh (tháng 9/1980), 4 xuồng lớp Projekt 205 của Iraq đã bị đánh đắm (2 chiếc bị đánh đắm bởi các xuồng Iran và 2 bởi máy bay). Ngày 28/11/1980, ở phía tây vịnh Persique đã diễn ra trận không-hải chiến lớn nhất trong cuộc chiến tranh này, trong đó Iran đã thắng lớn.
 
Các xuồng tên lửa Iran đã đánh chìm 2 xuồng tên lửa Iraq lớp Projekt 205, còn các máy bay F-4 và F-5 đánh đắm thêm 3 xuồng tên lửa lớp Projekt 205 và 4 xuồng phóng lôi lớp Projekt 183, cũng như bắn rơi 6 máy bay MiG-23, 1 MiG-21 và 1 trực thăng SA321 do Pháp sản xuất của Iraq.
 
Iran chỉ mất 1 xuồng tên lửa (bị đánh chìm bởi tên lửa chống hạm P-15 phóng từ các xuồng tên lửa Iraq) và 1 F-4 (bị 1 MiG-23 của Iraq bắn hạ). Sau trận đánh này, thực chất Hải quân Iraq đã chấm dứt sự tồn tại.
 
Sau đó, cuộc chiến tranh trên biển tiếp diễn dưới hình thức các cuộc tấn công của không quân hai bên (từ phía Iran còn cả của tàu chiến và xuồng chiến đấu) vào các tàu chở dầu đi từ các cảng của đối phương. Quốc tịch của các tàu dầu chẳng có ý nghĩa gì.
Trong cuộc chiến tranh này, hai bên đã thực hiện 451 cuộc tấn công vào tàu bè ở vịnh Persique (283 cuộc từ phía Iraq, 168 cuộc từ phía Iran). Kết quả là 11 tàu bị đánh chìm, 340 tàu bị thương.

Frigate Sahand của Iran chìm ở vịnh Persique ngày 18/4/1988.
Frigate Sahand của Iran chìm ở vịnh Persique ngày 18/4/1988.

Người Iraq tích cực hơn nhiều trong cuộc chiến này. Ví dụ, tháng 3/1988, các máy bay ném bom Tu-22 của họ đã bắn cháy 2 siêu tàu chở dầu Iran: Avaj (trọng tải 316.379 tấn) và Sanandaj (253.837 tấn), làm chế hơn 50 người. Ngoài ra, ngày 17/5/1987, 1 máy bay Mirage F1 của Iraq đã bắn 2 quả tên lửa chống hạm Exocet vào frigate USS Stark (lớp Oliver Hazard Perry), làm chết 35 thủy binh. Chiếc tàu chiến Mỹ may mắn không chìm chỉ vì 1 trong 2 quả Exocet đã không nổ.
 
Bên cạnh đó, Mỹ đã không chỉ ủng hộ Iraq trong cuộc chiến tranh này, mà từ mùa thu năm 1987, còn bắt đầu giao chiến bên phía Iraq. Tháng 9/1987, người Mỹ đã bắn bị thương, sau đó chiếm giữ và giật nổ 1 tàu đổ bộ của Iran. Mọi cáo buộc về các vụ tấn công tàu thương mại chỉ nhằm vào Iran, ngay cả cuộc tấn công của Iraq vào tàu USS Stark cũng được người Mỹ làm ngơ.
 
Tuy nhiên, không được quên rằng, nguyên nhân của cuộc chiến này cũng chính là việc Iraq xâm lược nhằm đánh chiếm các khu vực tây nam Iran nhiều dầu mỏ nhất. Nhưng người Mỹ cũng vẫn bỏ qua cho Saddam Hussein chuyện này.
 
Cường quốc biển Mỹ và giấc mơ vươn khơi của Trung Quốc
Ngày 17/4/1988, quân đội Iraq triển khai cuộc tổng tiến công chống quân Iran trên khu vực phía nam (khu vực chủ yếu) của mặt trận. Với sự trùng hợp đáng kinh ngạc, ngày hôm sau, Hải quân Mỹ đã tiến hành một chiến dịch lớn ở vịnh Persique chống Hải quân Iran.
 
Tham gia chiến dịch từ phía Mỹ có tàu sân bay hạt nhân USS Enterprise, 2 tàu tuần dương, 4 tàu khu trục, 4 frigate. Kết quả, 1 frigate, 1 xuồng tên lửa và 1 xuồng tuần tra của Hải quân Iran bị đánh đắm, 1 frigate khác của Iran bị thương nặng, 2 dàn khoan dầu của Iran bị tiêu diệt. Điều đó đã hút bớt một phần lực lượng Iran từ mặt trận đương nhiên là đã giúp cho cuộc tấn công của Iraq giành thắng lợi.
 
Được khuyến khích bởi sự ủng hộ của Mỹ, Saddam Hussein chỉ hai năm sau chiến tranh với Iran đã phát động cuộc xâm lược mới chống Kuwait. Trong cuộc xâm lược này, quân Iraq đã chiếm được 6 trong 8 xuồng tên lửa của Hải quân Kuwait, điều này đã hồi sinh Hải quân Iraq.
 
Loại bom có kích thước khá lớn này từng được sử dụng trong Chiến dịch Bão táp sa mạc.
Loại bom có kích thước khá lớn này từng được sử dụng trong Chiến dịch Bão táp sa mạc.

Nhưng Iraq nhanh chóng hiểu ra rằng, xâm lược chống Iran thì được, còn chống Kuwait thì không. Iraq đã bị đánh thảm bại vào tháng 1-2/1991 trong chiến dịch "Bão táp Sa mạc". Không quân Anh và Mỹ đã đánh chìm tất cả các xuồng tên lửa trước đây của Kuwait.
 
Như vậy, các cuộc chiến tranh cục bộ đã khẳng định rằng, địch thủ chủ yếu của hạm đội là không quân. Trong các cuộc chiến tranh Arab-Israel tháng 10/1973 và Iran-Iraq, đã xảy ra các trận đánh giữa các xuồng tên lửa, còn trận hải chiến bằng pháo “kinh điển” duy nhất là trận đánh ở quần đảo Hoàng Sa (cũng có thể coi như thế là trận đánh bằng pháo AK-213 chống các xuồng chiến đấu của Eritrea).
 
Rõ ràng là trong tương lai cũng có thể xảy ra các trận đánh giữa các xuồng chiến đấu của hải quân các nước đang phát triển, không có ảnh hưởng lớn đến kết cục chiến tranh.
 
Nếu như xảy ra các trận hải chiến lớn thì chỉ có trong trường hợp có sự tham gia của hải quân Trung Quốc.
 
Minh Phương
Pháp luật Việt Nam
 
Loại bom có kích thước khá lớn này từng được sử dụng trong Chiến dịch Bão táp sa mạc.