1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Khám phá những phần bí mật bên trong Điện Kremlin

(Dân trí) - Điện Kremlin được cho là nơi nắm giữ nhiều bí mật, vừa là một cung điện lịch sử, vừa là nơi ở chính thức của lãnh đạo Nga. Hãng thông tấn BBC đã có lần tiếp cận hiếm hoi vào những khu vực cổ xưa, bí mật của cung điện hơn 500 tuổi này.

Căn phòng tiếp đón dát bàng được Ivan Đệ tam xây dựng.
Căn phòng tiếp đón dát bằng được Ivan Đệ tam xây dựng.
Tổng thống Putin, người đàn ông quyền lực nhất Nga, đã bước vào cung điện rộng lớn Kremlin vào năm ngoái, để một lần nữa tuyên thệ nhậm chức, trở thành Tổng thống của nước rộng lớn nhất thế giới. Lịch sử của Điện Kremlin, dinh thự chính thức của các nhà lãnh đạo Nga, là biểu tượng của quyền lực trên khắp đất nước Nga.

 

Trong số này, phải kể đến phòng tiếp đón tuyệt đẹp bằng vàng được Ivan Đệ tam xây dựng vào năm 1490. Vào thế kỷ 19, căn phòng này vẫn được các sa hoàng sử dụng làm phòng dạ tiệc như Alexander Đệ nhị. Đặc biệt, ở trên cao của căn phòng, có một cánh cửa bí mật, nơi các sa hoàng có thể dõi theo bữa tiệc ở bên dưới. Ngày nay, Tổng thống Nga Putin vẫn sử dụng căn phòng bí mật này cho các bữa tối nhỏ và căn phòng vàng xa hoa ở bên dưới là nơi để khách khứa chiêm ngưỡng.

 

Bên trên cầu thang là phòng riêng của các sa hoàng vào thế kỷ 17. Đây là nơi vô cùng kín đáo, là một cung điện bên trong một cung điện lớn. Đáng chú ý là lò sưởi được lát bằng gốm, hệ thống sưởi ấm trung tâm của thế kỷ 17, giúp cung điện chống chọi được cái lạnh giá chết người vào mùa đông. Cao bằng 5 tòa nhà, cung điện 400 năm tuổi này từng được thấy ở khắp Mátxcơva. Vào thời đó, với mọi người, cung điện thực sự là một tòa nhà chọc trời.

 

Vào thế kỷ 20, Điện Kremlin một lần nữa trở thành trung tâm quyền lực của nước Nga, là nơi ở của Tổng thống Nga.
 

 

Mátxcơva Kremlin, thường được gọi đơn giản là Điện Kremlin, là một tổ hợp lịch sử kiên cố, gồm 4 cung điện, 4 nhà thờ và được bao bọc xung quanh là Tường Kremlin cùng các tháp Kremlin. Khi xâm lược Nga vào năm 1812, quân Pháp đã chiếm Kremlin từ 1/9-11/10. Và khi Napoleon rút khỏi Mátxcơva, ông đã ra lệnh cho nổ tung toàn bộ Kremlin. Kho đạn Kremlin cùng nhiều phần của Tường Kremlin, nhiều tòa tháp đã bị phá hủy do bom. Hỏa hoạn cũng gây hư hại cho các nhà thờ của cung điện. Các vụ nổ kéo dài tới 3 ngày từ 21-23/10. Nhưng rất may mưa đã làm xịt các ngòi nổ và thiệt hại không lớn như dự tính ban đầu của Napoleon.

 

Công việc phục hồi Điện Kremlin được thực hiện từ năm 1816-1819. Trong thời gian cuối trị vì của Alexander Đệ nhất, nhiều cấu trúc cổ đã được tái tạo theo trường phái tân Gô-tích, nhưng nhiều người lại phê phán chúng là “vô dụng” và “ọp ẹp”, nên các cấu trúc này đã bị phá bỏ.

 

Vũ Quý

Theo BBC

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm